BẢY BƯỚC NỞ HOA SEN

Ven. Thích Minh Điền

 

Cứ mỗi độ xuân sang đến ngày trăng tṛn tháng tư âm lịch, những người đệ tử của đức Thế Tôn trên toàn thế giới lại hân hoan đón mừng ngày đản sinh của Đấng giác ngộ. Sự ra đời của đức Phật đă mở ra cho nhân loại một lối thoát khỏi sinh tử khổ đau, mà kiếp nhân sinh phải cưu mang trong nhiều kiếp luân hồi. Tiến tŕnh đản sinh ấy là một thắng pháp vi diệu mà nổ lực cá nhân thái tử Sĩ Đạt Đa phải đạt đến. Từ bước khởi thủy t́m thầy học đạo cho đến lúc phát kiến tự tâm, ngài đă kinh qua bao gian lao khó nhọc, lắm lúc tưởng chừng như bỏ cuộc giữa đường thiên lư mịt mờ. Cuối cùng quả vị giác ngộ, giải thoát cũng đến với đấng Thế Tôn, người mà chư thiên và loài người đang quay về và nương tựa.

Hôm nay lần nữa mùa sen nở rộ, Phật đản lại về. Chúng ta cùng nhau đốt nén hương ḷng chấp tay thành kính ôn lại tiến tŕnh đản sinh của đấng giác ngộ, một nhà văn hóa lớn, môt vĩ nhân mà cả nhân loại ngày nay đang kính ngưỡng. Nguyện noi theo bước đường tu tập của ngài, cho dù gặp bao chông gai bảo táp đến đâu cũng không thối chí nản ḷng mà bỏ cuộc.

Sự Đản sinh của đức Phật ngang qua bảy bước mà Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi, kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Diệu Pháp môn phẩm Thụy Ứng ghi lại như sau: Sau khi thọ thai Đấng Thánh lớn, gần ngày măn nguyệt khai hoa, Hoàng hậu Ma Gia trở về quê mẹ. Trên đường về quê cũ, Hoàng hậu nghỉ chân dưới một vườn hoa Lâm Tỳ Ni xinh đẹp. Hoàng hậu khoan thai dạo bước quanh vườn, hít thở không khí trong lành của gió xuân mát dịu, lắng nghe từng đàn chim chuốt giọng trên cành, ngắm nh́n từng đóa hoa đua sắc khoe màu trong nắng sớm, rồi nhẹ tay vin hái cành hoa Vô Ưu th́ liền Đản sinh Đấng Thánh lớn. Sự Đản sinh ấy được đánh dấu qua tiến tŕnh bảy bước nở hoa sen.

I.Bước thứ nhất Ngài nh́n về Phương Đông và bảo rằng: “Phương Đông ấy chính là ngọn đuốc soi đường tối thượng cho chúng sinh trong mọi lănh vực” (Thị Đông phương vị chúng sinh vi đạo thủ cố). Đức Phật lấy phương mặt trời mọc để chỉ cho sự phát huy trí tuệ. Thật vậy, từ phàm phu đến quả vị Thánh hiền, không một ai mà không cần đến ánh sáng của trí tuệ. Trí tuệ là ngọn đuốc soi đường đi đến chân - thiện - mỹ; mà “Văn hóa là ch́a khóa mở đầu cho mọi địa hạt của cuộc sống”. Từ trường đời đến trường đạo đều lấy sự giáo dục làm đầu. Bởi “Tu mà không học là tu mù, học mà không tu th́ chỉ là thư viện chứa sách”. Bước đầu học Phật, hành giả phải h́nh thành cho ḿnh tri thức Phật học ngang qua kinh - luật - luận mà đức Phật và chư Tổ để lại.

II.Bước thứ hai đức Phật nh́n về phương Nam và bảo rằng: “Phương Nam ấy chính là ruộng phước an lành cho chúng sinh gieo gặt” (Thị Nam phương vị chúng sinh lương phước điền cố). Đức Phật lấy phương Nam để chỉ cho chúng sinh nhờ phát huy trí tuệ, biết quán chiếu vào sâu trong ḷng thực tại nên biết quy hướng về những nghiệp nhân tốt lành (thiện nghiệp) nhằm đem lại b́nh ổn và an lạc cho cuộc sống.

Khi đă h́nh thành cho ḿnh tri thức Phật học, rồi đem ra áp dụng hành tŕ để chuyển hóa thân tâm và ngoại tại. Từ những hành nghiệp xấu ác sang tốt lành, dữ sang hiền, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sinh thành Phật, từ khổ đau sinh tử thành an lạc niết bàn.

Nhờ pháp quán chiếu nên thấy đây là khổ, đây là nguyên nhân đưa đến khổ, đây là cách giải trừ nguyên nhân đưa đến khổ, đây là an lạc sau khi giải trừ động cơ dẫn đến khổ đau.

Nhờ biết chuyển hóa nội tại và ngoại tại nên làm cho thế giới cộng thông, nhằm bảo vệ môi trường sống và lẽ sống để đem đến hạnh phúc cho cuộc sống chung cùng.

Thấy rơ luật nhân quả tương ứng trong cuộc sống trùng duyên, nên không phó thác đời ḿnh cho một Đấng phi thực nào, không đổ lỗi cho một ai, cũng không quay lưng sấp mặt hay chạy trốn thực tại.

Đức Phật dạy: “Đạp mây uống nước cam lộ cũng tại các ngươi; mà đào sâu hố thẳm địa ngục cũng chính tại các ngươi chứ không do ai khác”.

Nhờ tuệ quán nên thấu rơ rằng, một biệt nghiệp tương tác vào cộng nghiệp; và những cộng nghiệp cũng chi phối đến từng cá nhân. Thế giới đảo điên là do ḷng người điên đảo cộng lại.

Trong cuộc sống nhân sinh có rất nhiều nổi khổ, nhưng không ngoài hai nổi khổ của thân và tâm. Những thứ làm cho thân khổ phần lớn đều do yếu tố vật lư đem đến. Như không ư thức được những sự tác hại của ma túy, của thuốc lá, của rượu và những thực phẩm có pha chế hóa chất, những thứ làm ô nhiễm môi trường, nên làm cho thân thể bị tác hại sinh ra bệnh tật khổ đau.

Những thứ làm cho tâm khổ phần lớn đều thuộc về yếu tố tâm lư không lành mạnh như gian tham, giận hờn, ganh tỵ, nhỏ mọn, mỉa mai, châm thọc, ích kỷ, keo kiết, độc ác, cống cao ngă mạn, thích đấu tranh, thích hơn thua thắng bại, ngộ nhận và mê lầm.

Có những nổi thống khổ thuộc chủ quan như đă phân tích ở trên; nhưng cũng có những nổi thống khổ do yếu tố khách quan đưa lại như thiên tai, chiến tranh do cộng nghiệp xấu ác của quá khứ nhiều đời chiêu cảm tạo nên “Y báo và chánh báo tương ứng”. Và mỗi khi phát huy được tuệ quán, thấu rơ nguyên nhân và hệ quả của mọi nổi thống khổ ấy, chúng ta mới t́m cách chuyển hóa và giải trừ. V́ vậy cho nên, hướng đến nghiệp lành chính là tạo ruộng phước an lành (lương phước điền cố) cho cuộc sống thực hữu của nhân sinh.

Đức Phật dạy:

Đem thù đến trả thù

Ḿnh, người đều đau khổ

Từ bi thắng hận thù

An lạc tận ngh́n thu.

Lời dạy ấy vẫn c̣n là khuôn vàng thước ngọc để cứu nguy sự diệt vong của nhân loại cho hôm nay và cả mai sau. Chúng ta không t́m đâu ra những trận Thánh chiến bằng cách giết hại đồng loại không mang cùng nhăn hiệu với ḿnh ở trong những lời dạy của đức Phật. Giải trừ nghiệp nhân xấu ác, thực hành nghiệp lành là bước đầu học Phật vậy.

III.Bước thứ ba đức Phật nh́n về phương Tây và bảo rằng: “Phương Tây ấy chỉ cho chúng sanh hóa giải động cơ sinh tử, chấm dứt sinh thân cuối cùng” (Thị Tây phương vị chúng sanh dĩ tối hậu thân cố). Phương Tây là phương mặt trời lặn, để chỉ cho sự an nghỉ tuyệt đối của tâm thức. Ḍng tâm thức (Samsàra) đă đưa đẩy chúng sinh luân chuyển trong ba cơi sáu đường từ vô lượng kiếp đến nay. Đức Phật đă thấy rơ nguyên nhân của ḍng sinh tử là do động lực của Vô minh. Từ vô minh mà phát sinh Hành, từ Hành phát sinh Thức, từ Thức phát sinh Danh Sắc, từ Danh Sắc phát sinh Sáu nhập, từ Sáu nhập phát sinh Xúc, từ Xúc tiếp phát sinh cảm Thọ, từ cảm Thọ phát sinh ưa thích hay ghét bỏ (Ái), từ Ái phát sinh Chấp thủ của t́nh thức, từ Chấp thủ phát sinh Hữu, từ Hữu phát sinh Sanh, từ Sanh nên có Già chết. Chặc đứt nguyên nhân của mọi nguyên nhân (hốt sinh nhất niệm vô minh) nên hầm sâu vô minh bị phá tung, ḍng sinh tử chấm dứt.

Đến đây đức Phật xác quyết: “Sinh đă tận, lậu đă tận, gánh nặng đă để xuống, những việc nên làm đă làm; từ nay không c̣n sinh tử luân hồi nữa”. Đây là một sự dụng công vượt ngoài tư duy của t́nh thức, mà chư Tổ gọi là lực “vô công dụng hạnh” hay “Pháp không pháp” mà đức Phật đă phó chúc cho Tổ Ca Diếp.

V́ vậy cho nên, tu hành không phải là t́m nơi ẩn dật cho qua ngày đoạn tháng. Mà chính là bước vào một cuộc chiến thầm lặng, không kém phần gay cấn và quyết liệt nhằm đè bẹp những trận cuồng phong trường kỳ dai dẳng của Mạt na (tiềm thức) bằng gươm trí tuệ Bát nhă, để ánh sáng chân tâm phát chiếu, hầu đem lại sự b́nh an tuyệt đối cho chính ḿnh và chan răi cho cả vạn loại.

Hướng đến vô ngă là một nghệ thuật siêu nghệ thuật, là nguồn văn minh siêu vượt hết thảy mọi văn minh dựa trên t́nh thức, là sự diễn thuyết không ngữ ngôn mà lại đi về bất tuyệt.

Vậy muốn thoát khổ đau th́ trước hết chúng ta phải dừng lại mọi suy tính, lo âu, t́m cầu nơi tự tâm. Nhờ sự đ́nh chỉ vọng tâm, giúp tâm hóa giải mọi hạt giống sinh tử và tâm được tĩnh lặng, sáng suốt, yên ổn tuyệt đăi. Sự tĩnh lặng phản chiếu của tự tâm không lệ thuộc bởi thời gian, không hạn cuộc bởi không gian; v́ nó vốn vượt thoát mọi cặp phạm trù của nhị nguyên nên không c̣n lệ thuộc bởi ḍng thức nữa.

Đức Phật dạy:

Ái dục từ ư sanh

Cuốn theo ḍng tham đắm

Biết giữ tâm b́nh lặng

Dục ái tự tiêu băng.

IV.Bước thứ tư đức Phật nh́n về phương Bắc và bảo rằng: “Phương Bắc ấy chỉ cho chúng sinh là ta đă được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác” (Thị Bắc phương vị chúng sanh ngă đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề). Chúng sinh đang quằn quại trong đêm dài tăm tối lạnh lùng (phương Bắc) với bao sầu bi khổ ưu năo. Sự phân ranh ta, người của ḍng thức đă tạo nên bao ư thức hệ, bao triết thuyết và niềm tin tôn giáo sai biệt, tạo tiền đề cho mọi tranh chấp diễn ra và máu nhân loại đă phải đổ quá nhiều trong chiều dài của sự sống.. Bóng vô minh tưởng chừng như măi đè nặng lên tâm hồn nhân thế.

Nhưng không, Đấng Giác ngộ đă xuất hiện giữa thế gian để làm ngọn đuốt soi đường đến giải thoát giác ngộ. Đến đây, đức Thế Tôn bắt đầu chuyển bánh xe pháp. Đức Phật như vị lương y biết bệnh và cho thuốc, và ai bị bệnh nặng th́ được Ngài cứu trước. V́ vậy cho nên, Ngài chuyển qua bước thứ năm, tức tiếp cận với sự đau khổ của chúng sinh để cứu giúp.

V.Bước thứ năm đức Phật nh́n xuống phương dưới và bảo rằng: “Phương dưới ấy ta sẽ giúp phương tiện cho chúng sinh chinh phục ma lực để vượt thoát khổ đau” (Thị Hạ phương vị chúng sanh dị dục hàng ma cố). V́ ḷng thương tưởng đến chúng sanh đang quằn quại trong biển đời đau khổ nên đức Phật bắt đầu chuyển bánh xe pháp. Từ thành thị đến nông thôn, từ giai cấp thượng lưu cho đến người bần cùng nghèo khó; đức Phật tùy bệnh nặng nhẹ mà cứu nguy và cho thuốc. Ai bệnh nặng th́ sẽ được đức Phật cấp cứu, ai bệnh nhẹ th́ sẽ được cứu sau.

Phương dưới ấy là chỉ cho cảnh khổ đau của Địa ngục, Ngạ quĩ và Súc sanh. Sở dĩ chúng sinh rơi vào trong ba đường xấu ác ấy là do nghiệp nhân xấu ác của ư, của lời nói và thân hành động, với sự thúc đẩy của tham, sân, si. Thật vậy, v́ do ḷng tham vượt quá tầm tay nên người ta mới xâm phạm đến tiền tài, danh vọng, địa vị và lẽ sống của kẻ khác. Biết bao cuộc chiến tranh từ xa xưa cho đến ngày nay, đâu không do ḷng tham ấy?

Dục giới là hiện tướng của tham, sắc giới là hiện tướng của sân, vô sắc giới là hiện tướng của si mê. V́ vậy cho nên, muốn thoát khỏi ba đường xấu ác th́ phải biết đem tâm thức hướng lên trời, người (nhân, thiên), tức sống đúng năm nhân cách và mười nghiệp lành.

VI.Bước thứ sáu đức Phật chỉ lên phương trên và bảo rằng: “Phương trên ấy là chỉ cho chúng sinh sống đúng năm nhân cách và mười điều thiện” (Thị Thượng phương vị chúng sanh quy y thiên nhân cố). Chúng sinh muốn vượt thoát ba đường dữ là Địa ngục, Ngạ quĩ và Súc sinh th́ phải trở lại sống đúng năm nhân cách và mười điều thiện.

Thật vậy, năm nhân cách là nền tảng cho một cuộc sống có hạnh phúc, có chí hướng vị tha, có năng lực bảo vệ giống ṇi, bảo vệ thân sống, nguồn sống, và cả lẽ sống của nhân loại. Đây chính là thước đo đạo đức của một con người có đầy đủ lư trí và t́nh thương trên thế gian này.

1-Trước hết phải ư thức rằng: thân mạng là quư nhất, nên phải tôn trọng mạng sống của ḿnh và của người. Không tự hủy hoại nó bằng những phương tiện si mê, những độc tố tai hại, những nguồn thực phẩm có pha chế hóa chất và những sản phẩm tinh thần không lành mạnh như phim ảnh, sách báo có nội dung bạo động, căm thù v.v…Không giết hại mạng sống của nhau, không gây chiến tranh cũng không tán thành mọi cuộc chiến tranh phi nghĩa. Phải lấy lư trí dể hóa giải khổ đau, lấy từ tâm để yêu thương tất cả. Con người không phải là đối tượng đáng ghét, mà cái đáng ghét chính là chất liệu ngu si (vô minh) trong mỗi tâm hồn, khi không nhận ra lẽ sống. Giải trừ vô minh chứ không ghét bỏ con người.

2-Có thân sống nên phải có nguồn sống để nuôi thân. V́ vậy cho nên phải biết tạo ra nguồn sống bằng bàn tay, khối óc và con tim của ḿnh. Phải ư thức bảo vệ nguồn sống của ḿnh và nguồn sống của người, nên không manh tâm cướp đoạt nguồn sống của nhau dưới mọi h́nh thức. Nguồn sống được làm ra với sự soi sáng của trí tuệ và sự hướng dẫn của t́nh thương, nên không đánh mất nhân cách, không mất đạo đức.

3-Sự mưu cầu hạnh phúc lứa đôi là điều mà những người sắp trưởng thành trong thế gian đều mong ước. Nhưng, hạnh phúc ấy không từ một Đấng nào ban cho, mà do chính ḿnh tạo ra bằng lư trí và t́nh thương. Nhờ vào trí tuệ, nên chúng ta biết gạn đục khơi trong, trong mỗi hành vi của sự sống. Luôn trang điểm cho ḿnh và cho người ḿnh thương bằng những đóa hoa tâm hồn tươi thắm, và sưởi ấm t́nh đời bằng chất liệu an vui.

Ư thức rằng, tạo sự an vui hạnh phúc cho người cũng chính là xây dựng hạnh phúc cho ḿnh. Thấu rơ lư tính tương tức ở trong nhau và đi vào nhau, nên không tự làm khổ ḿnh, người. Thực hiện một cuộc sống hạnh phúc chung cùng là biết mở ra tuệ giác an lạc cho cuộc đời.

4.Và cũng chính nhờ vào tuệ giác an lạc tương tức nên thấu rơ rằng, lời nói là phương tiện truyền thông trong cuộc sống. V́ vậy cho nên, biết dùng lời ái ngữ trong mọi truyền thông. Lời nói phải nhẹ nhàng, êm ái, thân thương, đoàn kết và xây dựng.

Không dùng những lời nói nặng nề, cộc cằn, thô lỗ, tục tỉu, mĩa mai, châm thọc, cống cao, ngă mạn, gây chia rẽ, hận thù. Tránh không nói lời sai sự thật, trừ lúc vị tha. Không đi chuyền nói lỗi lầm của người khác, cũng không phê phán những ǵ ḿnh không biết chắc.

Ư thức rằng, ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, nên nguyện dùng lời hay ư đẹp để đi vào cuộc sống, nhằm đem đến cho nhau những truyền thông lành mạnh, tạo nên một thế giới cộng thông trong niềm tin yêu và ḥa kính.

5. Ư thức rằng, trí tuệ là ngọn đuốc soi đường đến chân thiện mỹ, nên nguyện luôn luôn ǵn giữ sự định tĩnh và trong sáng của tâm hồn. Bởi tâm hồn có trong sáng mới giúp chúng ta thấu rơ mọi hành vi thiện ác, tốt xấu nhằm chuyển hóa thân tâm và ngoại tại.

V́ vậy cho nên, phát huy trí tuệ và bảo vệ t́nh thương chính là giềng mối của nền đạo đức nhân bản. Ư thức như vậy, nên không sa vào rượu chè cờ bạc x́ ke ma túy, những chất nghiện ngập say sưa và những thú vui trụy lạc, đam mê mất lư trí.

Đó chính là sự trở về sống đúng năm nhân cách căn bản, để làm một con người sống có đạo đức trên cuộc đời.

Ngoài ra, đức Phật c̣n khuyên mọi người thực hành mười điều thiện (thập thiện) để làm tư lương sinh lên các cơi Thiên.

*Thân có ba là: không giết hại, không trộm cắp, và không tà dâm.

*Miệng có bốn là: không nói dối (vọng ngôn), không nói hai chiều (lưỡng thiệt), không nói lời cộc cằn thô lỗ (ác khẩu), không nói lời sàm dở tà dâm bất chánh (ỷ ngữ).

*Ư có ba là: tham lam, sân giận, si mê tà kiến.

Thực hành mười thiện th́ được sinh thiên. Ngược lại, làm mười điều xấu ác th́ bị rơi xuống ba đường dữ là Địa ngục, Ngạ quĩ và Súc sinh. V́ vậy cho nên, phương trên ấy chính là phương của trời người vậy.

VII.Và cuối cùng là bước thứ bảy: đức Phật một tay chỉ lên, một tay chỉ xuống và bảo rằng: “Cao nhất là chư Thiên mà thấp nhất là Địa ngục; chúng sinh luôn trôi lăn trong ba cơi sáu đường là do mầm ngă chấp trong tâm thức chi phối đẩy đưa vậy” (Thiên thượng thiên hạ duy ngă độc tôn).

Thật vậy, chính cái t́nh thức (duy ngă) của ta bị chia chẻ manh mún bởi sự lộng hành vô độ của dục ái, đă đẩy đưa ta lang thang từ vạn kiếp luân hồi với bao khổ lụy bi ai.

Ta cứ măi than thân trách phận, hoặc ngậm buồn nuốt hận đổ lỗi cho Đấng tạo hóa tạo ra kiếp người cùng khổ; hoặc phó thác cho số mệnh trời định bất công; hoặc trách cứ xă hội phân chia giai cấp một cách tàn nhẫn!

Chính lưới tà kiến mà ta và người đă dựng xây từ vạn kỷ, tạo thành những sợi dây oan nghiệt trói chặt ta và đồng loại vào chốn đau thương.

Ta dựng nên Tôn giáo này, triết thuyết nọ, chủ nghĩa kia, để rồi dẫn đến luận tranh, bạo hành, tương tàn tương sát lẫn nhau.

Giá như có một Đấng tối cao anh minh, th́ sao Ngài lại ngớ ngẩn tạo nên bao nhiêu nổi thống khổ cho thế gian này?

Giá như có một triết thuyết tuyệt hảo th́ sao không làm kim chỉ nam thực dụng cho loài người thoát khỏi ḍng sinh tử khổ đau?

Phải chăng, những mớ luận thuyết ấy chỉ là sản phẩm giả lập của tâm thức cá nhân, hay tâm thức cộng đồng của một nhóm người, một sắc tộc, một quốc gia, hay một hệ thống chính trị?

Và nếu tâm thức ấy mang tính nhân bản, th́ ít ra cũng đem lại sự b́nh ổn, sự hiểu biết và thương yêu chân thật, nhằm hạnh phúc hóa nhân loại mới phải?

Ai lại nhẫn tâm đè đầu cỡi cổ, đặt ách thống trị, hoặc sát phạt họ v́ họ không mang cùng một nhăn hiệu với ḿnh? Và nếu thế, th́ các Tôn giáo, các chủ thuyết, chủ nghĩa ấy có giá trị ǵ trong cuộc sống thực hữu của nhân sinh?

Trong khi, tính nhân bản th́ không cần danh xưng, chẳng có nhăn hiệu ǵ cả; mà chỉ cần “Thương người như thể thương thân” là đủ.

Nếu ḿnh thương người v́ họ cùng một Tôn giáo, cùng một tín ngưỡng với ḿnh, th́ ra ḿnh thương Tôn giáo ḿnh, chứ đâu phải là thương người?

Nếu ḿnh thương người v́ họ cùng một màu da, cùng một sắc tộc với ḿnh, th́ ra ḿnh thương sắc tộc ḿnh, chứ đâu phải là thương người?

Nếu ḿnh thương người v́ họ cùng một chí hướng, cùng một chủ nghĩa với ḿnh, th́ ra ḿnh thương ư thức hệ của ḿnh, chứ đâu phải là thương người?

Chính v́ những lẽ trên, nên người ta dễ đi đến cực đoan, tạo tiền đề ngăn cách giữa người với người, giữa Tôn giáo này với những Tôn giáo khác, giữa sắc tộc này với sắc tộc kia, giữa quốc gia này với quốc gia nọ, giữa hệ thống chủ nghĩa chính trị này với những hệ thống chủ nghĩa chính trị khác.

Trong khi: “Không có giai cấp trong ḍng nước mắt cùng mặn và máu cùng đỏ như nhau”. Trân trọng thay lời nói ấy!

Cố chấp vào một quan điểm, vào một nhận thức, vào một luận thuyết mang tính cục bộ chủ quan, tạo nên kiến thủ cực đoan, ngăn đường bít lối ta đi đến chân lư. V́ vậy, mở rộng tâm hồn đón gió muôn phương, nhằm đem lại sự tươi mát, b́nh ổn và an lạc cho ḿnh và tha nhân là rất cần thiết.

Song, mọi ư hướng đi t́m chân lư bởi thứ t́nh thức mang tính chủ quan của từng vỏ năo, th́ chẳng khác nào kẻ mù bị lạc vào rừng rậm, thật khó mà t́m ra lối trở về nhà. Những mớ định kiến mà ta mang theo, nó tạo nên những uy lực đè nặng tâm hồn và phân hóa thực tại. Trong khi chân tướng của vạn hữu là bản thể sống động bao hàm, luôn luôn vận hành một cách lung linh mầu nhiệm.

Nếu tự quán sát tâm theo khuôn mẫu của kư ức đă chết cứng tự bao giờ, th́ vô t́nh ta đă quay lưng sấp mặt bỏ qua thực tại với những uyên nguyên của nó. Trong khi ta chỉ cần rỗng rang mọi sự th́ tâm ta được giải phóng, thông lưu và vô nhiễm. Ta thấy lại con người thật xưa nay của ḿnh một cách chân xác như nó đang là, mà không bị một định kiến nào, một ư thức phân biệt nào can dự vào làm cho sai lạc.

Dùng mọi phương cách để theo dơi tâm, nhận dạng tâm, hướng dẫn tâm, điều phục tâm th́ chỉ là cách chế ngự ư, an lập ư của Nhị thừa bởi người kiểm duyệt và kẻ bị kiểm duyệt; trong khi người kiểm duyệt và kẻ bị kiểm duyệt cũng chỉ là tâm.

Song “Tâm không thể nắm bắt từ bên trong, từ bên ngoài hay ở chính giữa. Tâm vô hướng, vô niệm, không có chỗ sở y, không nơi chốn quy túc. Các đức Phật không thấy tâm trong quá khứ, trong hiện tại hoặc ở tương lai”.

Cái mà chư Phật không thấy th́ làm sao quán niệm được. Nếu có quán niệm th́ chẳng qua là sự quán niệm về những vọng tưởng sinh diệt của các đối tượng tâm ư. “Một lưỡi gươm không thể tự cắt nó, một ngón tay không thể tự sờ mó nó. Tâm không thể quán tâm”.

Trong khi ấy mọi thứ tích tập từ vô lượng kiếp đến nay, nó chỉ là những sản phẩm giả lập của tâm thức, hoặc vay mượn sự giả lập của kẻ khác. Hăy quên đi tất cả mọi tư niệm mà chính nó đă tạo nên những tràng hí luận hỗn man, dẫn ta về rối rắm. Quên đi cả những ǵ đang nói và quên luôn cả cái quên th́ cánh cửa chân lư tức thời rộng mở.

Những pháp môn được dựng lập bởi ḍng thức, chỉ tạo thêm ṿng lẫn quẩn bởi chính công họa sư tâm ư và vẫn bị giam hăm trong cái rọ tư tưởng ngàn đời; chẳng khác nào kiến ḅ quanh miệng chén, măi t́m lối nhưng không thể thoát ra. Đem tâm t́m tâm, hay đem tâm quán tâm th́ chẳng khác nào muốn tránh cái bóng mà lại đứng giữa ánh nắng mặt trời. Chẳng biết đó chỉ là: “Đầu mọc thêm đầu, tuyết rắc thêm sương”.

Đức Phật dạy: “Thấy biết mà lập biết là gốc của vô minh, thấy biết mà không lập biết chính là Niết bàn”.

V́ vậy cho nên, liễu ngộ chân lư không hạn cuộc bởi ḍng thức chủ quan, nên không cần tích tập kiến thức cũng không cần vay thêm kiến thức của ai khác. Cái thấy biết chân thật nó siêu vượt khỏi tầm đối đăi của hai bên, nên ta chỉ cần rỗng rang mọi sự th́ tâm được giải phóng, thông lưu và vô nhiểm.

Vô ngă là niết bàn, nên đến đây đức Phật xác quyết: “Sinh đă tận, lậu đă tận, những việc nên làm đă làm, từ nay không c̣n trở lại sinh tử nữa”. Công hạnh tự giác, giác tha, giác hạnh đă viên măn, một vị Phật ra đời giữa thế gian. Một tiến tŕnh từ phàm phu đến quả vị Phật phải trải qua bảy bước, mà chư Phật quá khứ, đức Phật Thích Ca trong hiện tại đă thành, và những vị Phật tương lai sẽ thành.

Hôm nay, kỷ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn; chúng con cùng nhau ôn lại tiến tŕnh tu học mà đức Phật đă thành tựu. Nguyện lấy đó làm tư lương cho bước đường tu học của ḿnh, cho dù gặp bao chông gai bảo táp đến đâu cũng không thối chí nản ḷng mà bỏ cuộc.

Nam mô đức bổn sư Phật Thích Ca Mâu Ni, tác đại chứng minh.

PHẬT ÂN BUDDHIST TEMPLE

2558 Una Antioch Pk, Antioch TN 37013

PL:2552-DL:2008

TMĐ

*Trăng tṛn tháng Visakka – năm 624 BC.