Mười Vị Đệ Tử Lớn của
Phật
Nguyên
tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư
Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
và biên soạn phần Phụ Lục
Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
---o0o---
Tôn giả LA HẦU LA
(Rahula)
(Oai nghi tế hạnh bậc nhất tăng đoàn)
1.
CẬU BÉ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIAN:
Khi
chưa xuất gia, Phật vốn là vị thái tử
của thành Ca T́ La Vệ (Kapilavastu - Kapilavatthu).
Thái tử đă cưới công chúa
nước Câu Lị (Koliya) là Da Du Đà La (Yasodara) làm
vợ. Thái tử và công chúa đồng
tuổi. Năm mười chín tuổi,
công chúa sinh hoàng tôn La Hầu La. Thái tử vui mừng
lắm, nhưng không phải là niềm vui thông
thường của người đời khi sinh con.
Nguyên v́ trước đó, đă mấy lần thái tử
xin phép phụ vương Tịnh Phạn (Suddhodana) đi
xuất gia học đạo, đều không
được chấp thuận, nhưng đức vua có
hứa, nếu khi nào thái tử sinh được
vương tôn th́ ngài sẽ cho phép xuất gia. Bây giờ
th́ vương tôn La Hầu La đă ra đời, nguyện
vọng xuất gia của thái tử chắc là thực
hiện được; bởi vậy thái không vui mừng
sao được!
Thái
tử từ giă hoàng cung vào đêm Mồng Tám tháng Hai,
bảy ngày sau khi La Hầu La chào đời.
Đêm ấy, khi công chúa và La Hầu La đều đă
ngủ say, thái tử nh́n hai mẹ con lần chót, rồi
với ư chí cương quyết, chàng leo lên lưng ngựa
trắng, rời khỏi hoàng thành đi xuất gia. Từ
đó, La Hầu La phải sống những ngày thiếu
vắng bàn tay nâng niu của người
cha thương yêu độc nhất trên đời! Nhưng, thái tử đi xuất gia và rồi
đă thành Phật; trước là thân phụ, bây giờ
trở thành bậc đạo sư, dẫn dắt cho La
Hầu La về sau chứng ngộ quả thánh. Đó
mới chính là người cha cao cả nhất trên thế
gian!
La Hầu La
lớn dần trong sự yêu thương cùng cực
của mẹ và ông bà nội. Câu lúc đó là
vị vương tôn độc nhất, ngày ngày sống vô
tư vô lự trong hoàng cung. Đến
lúc bắt đầu có chút ít hiểu biết việc
đời, cậu cũng cảm thấy thiếu vắng
cha là điều đáng buồn, nhưng dù sao cậu
vẫn c̣n có mẹ ở bên cạnh, và bà rất mực
cưng chiều cậu. Bà chính là nguồn ánh sáng duy
nhất của cậu, là niềm an
ủi, là mái ấm chở che cho cậu. Trong khi đó, Da Du
Đà La, từ ngày vắng bóng người chồng yêu quí,
từ xuân sang hạ, đến thu rồi đông, một
ḿnh ṿ vỏ trong thâm cung vắng lặng, sống một
ngày mà cảm thấy dài như cả năm, th́ nguồn
vui duy nhất của bà chính là La Hầu La! Hai mẹ con
nương nhau mà sống qua năm tháng.
Có người nói,
Da Du Đà La là người đàn bà bạc mệnh, c̣n La
Hầu La là cậu bé đáng thương, nhưng đó
chỉ là nói theo thói thường ở đời mà thôi. Sự thực ở đây, dù có bạc mệnh
hay đáng thương th́ cũng chỉ là một thời
gian ngắn. Hơn nữa, có hi sinh lớn th́ chắc
chắn sẽ có thu hoạch lớn. Mà quả vậy, về sau được
Phật hóa độ, công chúa xuất gia tu tập và đă
chứng ngộ. La Hầu La cũng vậy, đă theo Phật xuất gia và chứng quả
thánh. Công chúa chẳng phải là người
phụ nữ vinh hạnh nhất đời đấy
ư?! La Hầu La chẳng phải là cậu bé
hạnh phúc tột cùng đấy ư?!
Khi từ giă hoàng
cung, thái tử cũng muốn ôm La Hầu La vào một
lần chót, nhưng v́ sợ làm kinh động công chúa,
lỡ như nàng thức giấc làm cản trở sự
ra đi th́ sao; cho nên chỉ nh́n và thầm bảo: “Đợi
khi ta thành đạo rồi, sẽ trở về thăm
con!” Phật xem tất cả chúng sinh đều như
La Hầu La. Phật đă đem t́nh thương cho
tất cả chúng sinh, th́ ở vào hoàn cảnh của La
Hầu La, cậu lại càng dễ dàng nhận
được t́nh thương của Phật. Cho nên chúng
ta chớ bảo La Hầu La thiếu vắng phụ thân
từ thuở ấu thơ là rất đáng thương,
trái lại phải thấy rằng, cậu bé ấy
được làm con của Phật, được nuôi
nấng trong chiếc nôi trời đất đầy
ắp t́nh thương cao rộng, quả thật là
cậu bé hạnh phúc nhất thế gian!
2.-
ĐỨA CON KHÔNG BIẾT MẶT CHA:
Năm thứ ba sau ngày thành đạo, Phật từ
nước Ma Kiệt Đà (Magadha) ở phương Nam
trở về thăm cố hương là thành Ca T́ La ở
phương Bắc. Trên từ vua Tịnh Phạn xuống
đến mọi người trong ḍng họ Thích Ca
đều ra ngoài cổng hoàng thành nghênh đón Phật;
ngoại trừ hai người: Da Du Dà La và La Hầu La.
Công chúa nhủ thầm: “Người đi xuất gia,
ḿnh v́ Người mà cam chịu nỗi buồn đau
vắng vẻ; Người ở ngoài mặc y phục
bạc màu, trong cung ḿnh cũng ăn mặc giống
Người; nghe nói Người tu khổ hạnh, mổi
ngày chỉ ăn một bữa, ḿnh cũng vội vàng
học tập làm theo hạnh ấy. Ḿnh đối với
Người chân thành như vậy, có ǵ sơ xuất
đâu! Nếu Người c̣n nghĩ đến ḿnh th́
tự nhiên Người sẽ vào đây thăm ḿnh ...”
Đă
mười năm không thấy mặt, giờ đây Da Du
Đà La không muốn gặp Phật trước mặt
mọi người, nghĩ ra cũng phải.
Dĩ nhiên là trong ḷng công chúa giờ phút
ấy, cũng giống như mọi người, rất
nao nức mong được gặp Phật, nhưng v́
lễ giáo, v́ tự trọng, bà đành phải nhẫn
nại. Bà leo lên một tầng
lầu cao ở trong cung và đến ngồi bên cửa
sổ. Từ đó nh́n xuống cổng hoàng cung, bà có
thể thấy rơ được cảnh tượng mọi
người nghênh đón Phật. Ngay lúc ấy, cậu bé
mười tuổi La Hầu La chạy đến bên bà,
nói:
- Mẹ ơi! Ba
con đă về! Bà nội (Kiều Đàm Di) bảo con
thưa với mẹ như vậy.
Cậu bé hăy c̣n
ngây thơ, đâu biết được những nỗi
niềm thầm kín của mẹ trong giờ phút ấy
như thế nào! Cậu chỉ thấy hôm nay trông mẹ
sao có vẻ nghiêm trang đến phát sợ! Tuy nhiên cậu
biết dù thế nào mẹ vẫn thương cậu
rất mực, cho nên lại nũng nịu hỏi:
- Mẹ ơi, xem
ḱa! Ngoài cổng đông người quá, trong
đó thế nào chẳng có ba con. Ba con ra sao hở
mẹ?
Câu hỏi hồn
nhiên phát ra từ miệng đứa con thơ dại càng
làm cho ḷng bà thấy thương cảm muôn phần,
nhưng tâm t́nh của người lớn, trẻ
con làm sao hiểu được! Đột nhiên, một
tay bà bế La Hầu La lên, một chỉ xuống cổng
hoàng cung, đôi mắt rưng rưng, giọng nói run run, bà
bảo La Hầu La:
- Con xem ḱa, trong
đoàn sa môn kia, người đi
đầu có dáng vẻ trang nghiêm nhất là ba con đó!
Cậu bé mở to
cả hai mắt để nh́n. Một giọt nước
mắt vừa rơi khỏi khóe mắt bà, rớt trên
đầu La Hầu La, bà vội nắm tay con dắt về
pḥng riêng ...
Mười năm
xa cách! Mười năm biệt tăm biệt tích!
Mười năm như mây khói, như chiêm bao! Đây là
lần đầu tiên bà vừa được thoáng trông
thấy Phật. Ḷng bà lúc đó như mặt nước
ao bị ném xuống một ḥn đá, sóng gợn lao xao, không c̣n phẳng lặng
được nữa. Quán sát và thấy rơ tâm ư của bà và
sau khi đă đáp lễ mọi người, Phật
dẫn Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên vào nội
cung thăm bà. Cuộc trùng phùng giữa một người
là đức Phật đại giác và một người
là vị hoàng phi xinh đẹp, đă làm cho mọi
người chú ư. Trong một phút yên lặng, với ánh
mắt trang nghiêm và đầy từ bi, Phật nh́n Da Du
Đà La vừa cảm thông, vừa thương xót; c̣n Da Du
Đà La th́ nh́n Phật như yêu thương, như
hờn dỗi, tâm hồn bấn loạn, trăm mối
ngổn ngang ... Rồi bà bật khóc, Phật yên lặng
đứng nh́n, để yên cho bà khóc. Khi cơn xúc
động dă dần dần lắng dịu, bà mới
chợt nhận ra rằng, giữa Phật và bà giờ
đây đă có một đường mương ngăn
cách. Bà lại nghĩ, Phật là Phật, đâu có
chuyện Phật sẽ dùng lời êm ái, dịu ngọt
của một người chồng để an ủi ḿnh như thuở xưa! Bà liền
lau khô nước mắt, đỡ La Hầu La cùng qú
xuống trước Phật. Bấy giờ Phật
mới nói với bà, thật chậm răi, rơ ràng từng
tiếng một:
-
Để cho nàng phải chịu bao nỗi buồn đau,
đó là sự thiếu sót của ta; nhưng ta đă
xứng đáng với tất cả chúng sinh, giờ
đây ta đă thành tựu được bản nguyện
từ vô số kiếp. Xin nàng hăy v́ ta mà
vui vẻ lên!
Phật lại
nh́n La Hầu La, từ ái vỗ về:
- Thật chóng quá,
con đă lớn thế này rồi!
Phật
có vẻ như thờ ơ, mà cũng có vẻ như
rất dồi dào t́nh cảm. Lời nói của
Phật, thái độ của Phật, đă làm cho hai
vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên
thật cảm động, tưởng chừng có thể
khóc lên được. C̣n cậu bé La Hầu La th́ đang
lúng ta lúng túng, chẳng biết kêu phụ thân ḿnh bằng
ǵ. Kêu là ba ư? Trông người nghiêm
trang như ông thần, tiếng “ba” không thể lọt ra
khỏi miệng được! Kêu là
Phật ư? Chẳng biết có nên kêu như thế
không! Nhưng La Hầu La quả thật thông minh, nh́n
thấy có quá đông các vị sa môn theo
chân Phật, cậu hiểu ra rằng, Phật bây giờ
không phải là người cha riêng của một ḿnh ḿnh,
mà là đấng cha lành chung của tất cả mọi
người! Một cậu bé mười tuổi mà có
sự thấy biết như vậy th́ quả thật
không phải là một cậu bé tầm thường, mà
đă sẵn có nhiều căn lành.
3.- CHÚ SA DI ĐẦU TIÊN:
Trong thời gian Phật và tăng chúng ở lại hoàng
cung, nơi đây tạm thời trở thành một
tăng viện. Không khí hoàn toàn nghiêm tịnh, không có cung nga
mĩ nữ, không có đàn ca múa hát, không có yến tiệc
rượu chè, nhưng Phật đă không ở lại
đây lâu, v́ sợ rằng, nếu ở lại đây lâu,
không khí hoàng cung sẽ ảnh hưởng đến
nếp sống thiểu dục của tăng đoàn,
rất dễ làm cho tăng chúng mất chánh niệm. Cho nên chỉ vài ngày sau, Phật đưa tăng
chúng ra trú tại công viên Ni Câu Đà (Nyagrodha - Nigroda), ở
ngoại ô thành Ca T́ La. Tuy trú tại vường Ni Câu Đà
nhưng Phật vẫn thường vào hoàng thành để
khất thực và bố giáo. Cậu bé La Hầu La
dần dà cũng quen đi, không c̣n cái dáng vẻ sợ
sệt nữa; có lúc đă nói với Phật một cách
ngây thơ thật dễ thương:
- Bạch Phật!
Con rất thích được ở chung
hoài với Phật!
Câu
nói ấy đă tỏ rơ được t́nh phụ tử
thiêng liêng. Nếu không th́ dễ ǵ mới thấy
nhau trong thời gian ngắn mà đă khiến một
đứa bé thốt được lời lẽ như
vậy. Đức Phật cũng từ ái trả lời:
- Ừ! Con ạ,
rồi cũng có ngày ta cho con được ở hoài bên
cạnh ta.
Quả vậy, sau
đó không lâu, La Hầu La đă được xuất gia
theo Phật. Nguyên v́, Da Du Đà La vẫn một ḷng
tưởng nhớ Phật, nên thường tập cho La Hầu
La dạn dĩ, hoạt bát; rồi một hôm bà bảo:
- Con hăy theo cha con mà xin gia tài! Cha con có thứ tài
sản quí báu mà cả mẹ con ḿnh chưa bao giờ trông
thấy.
Trưa hôm ấy,
Phật và chư tăng vào thành khất
thực xong, lúc đang trên đường trở về
vườn Ni Câu Đà th́ La Hầu La chạy theo sau
Phật, thỏ thẻ:
- Phật ơi!
Xin cho con gia tài của Phật đi!
Da Du Đà La nh́n
theo bóng dáng đứa con yêu thương duy nhất đang
theo chân Phật khuất dần, rồi nghĩ đến
việc La Hầu La có thể sắp xuất gia, ḷng bà
bỗng quặn thắt, nước mắt tuôn trào ...
Mà thật vậy,
sau khi về đến vườn Ni Câu Đà, Phật
bảo tôn giả Xá Lợi Phất:
- Cháu La Hầu La
đang theo tôi xin tài sản. Tôi không muốn cho cháu thứ tài sản cũng
như hạnh phúc tạm bợ, mà phải là thứ tài
sản quí báu và hạnh phúc chân thật. Này Xá Lợi
Phất! Tôi nhờ thầy thu nhận
cho cháu xuất gia. Cháu sẽ là chú tiểu đầu tiên
của giáo đoàn!
Phật
nhờ tôn giả Mục Kiền Liên xuống tóc cho La
Hầu La, rồi bảo cậu lạy tôn giả Xá
Lợi Phất làm thầy truyền giới.
La Hầu La trở thành chú sa di
đầu tiên trong giáo đoàn của đức Phật.
La Hầu La chính là
hoài băo của công chúa Da Du Đà La, nhưng khi quyết
định cho cậu xuất gia, đức Phật
cũng đă có dụng ư rồi. Nguyên v́, La
Hầu La đă ra đời khi Phật c̣n là thái tử.
Sau đó Ngài đă xuất gia, và giờ đây đă thành
đạo, th́ ngôi vua của bộ tộc Thích Ca sau này
tất sẽ do La Hầu La kế thế, nhưng theo
chủ trương của Ngài, một cậu bé tuổi
c̣n quá nhỏ như La Hầu La th́ không thể làm chủ
thiên hạ được. Cho nên nhân cơ
hội này, Ngài bèn phương tiện để cho cậu
xuất gia.
Biết La Hầu La
đă xuất gia rồi, Da Du Đà La buồn lắm!
Nhưng sự việc đă như vậy rồi, bà
đâu biết làm ǵ hơn. Vua Tịnh Phạn thấy bà
buồn th́ rất thương xót; hơn nữa, chính nhà
vua cũng buồn nhớ cháu nội vô cùng, cho nên ngài đă
thân hành đi thăm Phật và tỏ bày ư kiến của
ḿnh:
- Bạch Thế Tôn!
Xin hăy lập qui chế hẳn ḥi, từ nay về sau, các
trẻ em muốn xuất gia th́ phải
được phép của phụ huynh trước đă.
Phật thấy ư
kiến đó hợp lí, nên đă hoan hỉ chấp
thuận.
Về phần Da Du
Đà La, sau khi chồng đă ra đi t́m đạo, th́ La
Hầu La là niềm vui là và niềm hi vọng duy nhất
của bà. Bây giờ đến lượt La Hầu La
cũng đi tu nốt th́ mọi thứ trên cơi đời
đối với bà c̣n có nghĩa ǵ! Ḷng bà trở nên
nguội lạnh, mất hết niềm vui. Bởi vậy
sau này, khi thái hậu Kiều Đàm Di được
Phật cho phép xuất gia và thành lập tăng chúng t́ kheo
ni, bà cũng đă cùng với những phụ nữ khác
trong ḍng họ Thích Ca, đến T́ Xá Li (Vaisali - Vesali)
để xin xuống tóc xuất gia. Những ngày
đầu bà vẫn không cảm thấy phấn khởi
với nếp sống mới trong giáo đoàn, nhưng
nhờ Phật hết ḷng giáo hóa, chẳng mấy chốc
bà chứng ngộ đạo quả, lấy lại
niềm vui, sống tràn đầy an lạc trong chánh pháp.
Bà vô cùng hoan hỉ và cảm kích ân đức sâu xa của
Phật. Phật cũng rất hoan hỉ đă hoàn thành trách
nhiệm thiêng liêng đối với bà.
4.-
TUỔI TRẺ NGHỊCH NGỢM:
Từ khi La Hầu
La xuất gia th́ tăng đoàn thiết lập thêm chế
độ sa di.
La Hầu La tuy đă
xuất gia, nhưng bảo chú phải tu tập nghiêm túc
như người lớn th́ thật là khó! Một chú bé c̣n
nhỏ tuổi như La Hầu La, hàng ngày phải sống
g̣ bó trong tăng đoàn, nếu là do ư muốn th́ không có ǵ
để nói, nhưng nếu v́ do hoàn cảnh bắt
buộc th́ trong tâm lí thế nào cũng nảy sinh nhiều
biến chứng khó mà lường được. La
Hầu La xuất gia nhưng đă không cảm thấy có ǵ
vui vẻ trong đời sống tăng đoàn, có
điều là chú không dám nói ra những cảm nghĩ khó
chịu của ḿnh mà thôi. Thường th́ trẻ em
dưới mười lăm tuổi, đối với
những lời chỉ bảo của người lớn,
chỉ biết một điều vâng hai điều
dạ mà thôi; nhưng một khi đă qua khỏi tuổi
mười lăm rồi th́ tự nhiên chúng biết
bất măn, biết phản ứng lại những ǵ không
bằng ḷng. Chẳng biết La Hầu La có trải qua cái
giai đoạn tâm lí đó không, chỉ biết rằng,
khoảng mười bảy, mười tám tuổi, tính
t́nh của chú thật ôn nhu, làm việc rất chăm
chỉ, nhưng lại thích đùa nghịch như con nít,
nhất là thường dối gạt người làm tṛ
vui.
Lúc đó chú đang
ở tại rừng Ôn Tuyền (Amrayastika - Ambalatthika),
ngoại ô thành Vương Xá (Rajagrha - Rajagaha). Có rất
nhiều các vị quan viên, trưởng giả, cư
sĩ thường đến t́m thăm Phật. Gặp
chú, họ hỏi thăm Phật hiện ngự ở
đâu, th́ thế nào chú chú cũng nghĩ cách để trêu
ghẹo. Nếu Phật đang ngự tại Trúc Lâm
(Venuvana - Veluvana) th́ chú bảo Ngài đang ở Linh Thứu
(Grdhrakuta - Gijihakuta); nếu Phật đang ngự tại
Linh Thứu th́ chú lại bảo là Ngài đang ở Trúc Lâm!
Nên biết rằng, Trúc Lâm và Linh Thứu cách xa nhau hơn
hai dặm đường. Sự nghịch phá của chú
đă bắt người ta phải đi lại mệt
nhọc mà lại không được tham kiến Phật!
Như thế mà chú đă chịu tha cho người ta
đâu! Khi người ta thất vọng trở về, chú
c̣n vừa cười vừa hỏi:
- Sao? Quí vị đă
bái kiến đức Thế Tôn chưa?
- Thưa chú, xin chú
đừng trêu chọc chúng tôi nữa!
- Ai dám trêu chọc
quí vị, chẳng qua là tôi lo cho quí vị mà thôi.
Rơ ràng là La Hầu La
vừa nghịch ngợm, vừa bướng bỉnh, không
bao giờ chịu nhận lầm lỗi của ḿnh.
Thế
thường, con cái của những gia đ́nh giàu có
thường hay cậy thế lực, địa vị
của cha mẹ mà làm nhiều điều tác tệ.
Trường hợp của La Hầu La xuất thân là cháu
vua, con Phật, tuy được xuất gia và sống
trong một tăng đoàn b́nh đẳng, nhưng v́
vẫn c̣n bé bỏng, chú vẫn được
người lớn hết mực cưng chiều. Cho nên,
có thể nói rằng, cái tính ưa nghịch phá của chú,
một phần v́ bị ảnh hưởng của cái
tập khí cao ngạo sẵn có, một phần v́ ỷ
lại sự cưng chiều của người lớn.
Một hai lần
đầu, người ta c̣n chưa biết nhưng quá nhiều
lần th́ không ai là không biết cái tính thích dối gạt
người làm tṛ vui của chú tiểu La Hầu La
nữa, và tiếng đồn về chú đă đến
tai Phật. Là một người cha hiền, và là một
bậc thầy nghiêm nghị, Phật đă rất
phiền ḷng khi nghe được những lỗi lầm
ấy của La Hầu La. Phật muốn đích thân
dạy dỗ chú, nên một hôm Ngài đă một ḿnh đi
đến rừng Ôn Tuyền.
5.-
SỰ RĂN DẠY NGHIÊM KHẮC CỦA PHẬT:
Hôm ấy Phật
sang đến rừng Ôn Tuyền với dáng vẻ
thật uy nghiêm. Thật là hoàn toàn bất ngờ
đối với La Hầu La! Chú vội vàng chỉnh
đốn y áo và nghinh đón Phật thật cung kính.
Đợi Phật an tọa xong, chú đi lấy
nước rửa chân cho Phật. Ngài vẫn không nói
năng ǵ. Măi đến khi rửa chân xong, Phật mới
chỉ chậu nước dơ mà hỏi chú:
- Này La Hầu La!
Nước trong chậu này có thể uống
được không?
- Bạch Thế Tôn!
Nước đó đă rửa chân, dơ lắm, không
thể uống được.
- Con cũng giống
như nước trong chậu vậy! Nước vốn
trong sạch, nhưng sau khi rửa chân th́ th́ trở nên
dơ bẩn. Con vốn là một vị vương tôn,
đă từ bỏ những vinh hoa phú quí tạm bợ
của thế gian để xuất gia tu hành. Tuy chưa là
một vị t́ kheo, nhưng con cũng đă thọ
giới sa di. Vậy mà con đă không siêng năng tu tập,
không làm trong sạch thân tâm, nói năng không thận
trọng, suốt ngày chỉ biết dối gạt
để trêu ghẹo người. Trong tâm con hiện
giờ đầy dẫy những cáu bẩn của tam
độc, có khác ǵ chậu nước trong sạch
vừa trở thành dơ bẩn kia đâu!
Từ trước
đến giơ Phật chưa bao giờ nói điều
ǵ với người đối diện bằng vẻ
mặt nghiêm nghị như vậy. La Hầu La một
mực cúi đầu đứng im chứ không dám
ngước lên nh́n Phật. Đến khi Phật bảo
bưng chậu nước dơ đem đổ đi,
chú mới dám di động thân h́nh. Khi chú mang chậu không
vào, Phật lại hỏi:
- La Hầu La! Con có
thể dùng cái chậu này để đựng cơm
ăn được không?
- Bạch Thế Tôn!
Trong ḷng chậu cáu bẩn c̣n dính đầy, không thể
đựng thức ăn được.
- Con cũng giống
như cái chậu ấy vậy. Tuy đă là người
xuất gia, nhưng con không tu tập giới định
tuệ, không gột sạch thân miệng ư, tâm niệm đă
chứa đầy cáu bẩn th́ c̣n chỗ đâu
để chứa các thức ăn đạo lí!
Phật lại
đưa chân đá nhẹ cho cái chậu lăn đi,
rồi hỏi:
- La Hầu La! Con có
sợ cái chậu này bị bể không?
- Bạch Thế Tôn,
không! Cái chậu rửa chân chỉ là một đồ
vật xấu, dù có bị bể cũng không đáng quan
tâm.
- Con không mến
tiếc cái chậu, mọi người cũng không mến
tiếc con như vậy. Tuy đă xuất gia, nhưng con
không ǵn giữ oai nghi, chỉ ham dối trá đùa cợt,
th́ kết quả sẽ đưa lại là chẳng ai
thương mến bảo bọc con, đường giác
ngộ thật xa vời, cho đến lúc chết con
vẫn ch́m trong mê ám!
La Hầu La toàn thân
chảy mồ hôi hột! Chú thấy hổ thẹn vô cùng.
Chú tự hứa là từ nay về sau sẽ nổ lực
sửa đổi tâm tính cho thật tốt. Đức
Phật lại cho chú nghe một ví dụ:
- Ngày xưa, một
quốc gia nọ có nuôi một con voi lớn, rất
dũng mănh, thiện chiến. Mỗi khi nhà vua điều
binh lâm trận th́ người ta mặc áo giáp cho nó, gắn
xà mâu vào cặp ngà của nó, giắt kiếm vào bên tai,
cột dao bén vào bốn chân, và buộc thêm một cây
gậy sắt vào đuôi nó nữa. Tuy được trang
bị nhiều vũ khí như vậy, nhưng mỗi khi
giao chiến với quân địch, nó đều lo
giấu cái ṿi cho thật kín; v́ đó là chỗ nhược
của nó, nếu bị trúng tên th́ chết ngay. Muốn
bảo vệ mạng sống, bằng mọi cách nó
phải bảo vệ cái ṿi. La Hầu La! Giống như
con voi kia thận trọng bảo vệ cái ṿi của nó, con
cũng phải thận trọng giữ ǵn lời nói
của con. Nếu con cứ tiếp tục cái thói dối
gạt đùa cợt th́ nhất định sẽ
giống như con voi kia để cho cái ṿi của nó
bị trúng tên. Huệ mạng của con sẽ tiêu mất.
Mọi người sẽ xa lánh, các bậc thiện trí
sẽ không ngó ngàng tới con, đến lúc chết lại
phải chịu khổ trong ba đường dữ!
Đức Phật
đă tận t́nh tận lí, vừa thiết tha vừa nghiêm
khắc mà răn dạy La Hầu La. Mỗi lời mỗi
tiếng của Ngài đều in sâu vào tâm khảm chú. Chú
phát nguyện từ này sẽ tận lực đổi
mới thân tâm ḿnh. Cũng giống như thóc lúa, dù chúng ta
đem bỏ vào máy xay thành gạo, nhưng hạt gạo
vẫn c̣n chút ít cám bám chung quanh, phải dùng nước vo
sạch th́ gạo trắng mới hoàn toàn là gạo
trắng. La Hầu La tuy có căn lành và xuất thân từ
ḍng giống cao quí, nhưng phải nhờ nước cam
lồ của Phật để gột rửa một phen
th́ mới trở nên thanh tịnh. Từ đó, chú La
Hầu La quả thật đă trở thành một con
người mới.
6.-
SA DI ĐƯỌC PHÉP Ở CHUNG PH̉NG VỚI T̀ KHEO:
Khi đức
Phật ngự tại tu viện Cù Sư La (Ghosilarama -
Ghositarama), có tôn giả Xá Lợi Phất cùng ở bên
cạnh. La Hầu La mỗi buổi sáng phải quét dọn
sân vườn sạch sẽ rồi mới vào học
tập, V́ vườn rất rộng, nên công việc
của chú thường phải mất rất nhiều th́
giờ. Một hôm, sau khi quét dọn xong, chú theo đại
chúng nghe Phật giảng pháp. Đến chiều tối
chú trở về pḥng th́ thấy pḥng ḿnh đă bị
đại đức tri sự cấp cho một vị
khách tăng trú ngụ, tất cả y bát và tọa cụ
của chú đều bị bỏ cả ra ngoài.
Nội qui của
tăng đoàn có qui định mỗi người ở
một pḥng. Bây giờ pḥng ḿnh bị chiếm th́ biết
làm sao? Phần v́ chú c̣n là sa di, đối với chư
vị ti kheo phải tuyệt đối kính trọng;
phần khác, chú lại cần tu tập hạnh nhẫn
nhục mà đức Thế Tôn đă từng dạy
bảo; cho nên chú đă không dám vào hỏi thẳng vị
khách tăng kia v́ sao lại chiếm pḥng của chú, đành
cứ đứng lớ ngớ ở ngoài hiên, chưa
biết phải xử trí ra sao. Ngay lúc đó, bỗng nhiên
mây đen vần vũ đầy trời, rồi mưa
tuôn xối xả. Không c̣n chỗ nào để trú ẩn,
chú liền chạy vào nhà xí thật hôi hám, nhưng chú
đành phải ngồi trong đó chứ không c̣n cách nào
khác! Trong một phút một giây, chú thoáng cảm nhận cái
nỗi hiu quạnh của một kẻ không có nhà cửa
để trở về! Nhưng rồi chú đă thản
nhiên thiền tọa ngay trong nhà xí ấy. Chú cố vận
dụng lời Phật dạy để giữ tâm ư an
tịnh, dù phải trải qua những hoàn cảnh khó
khăn hay phải trực diện với những thực
tế phủ phàng như thế nào. Sự tu tập của
chú lúc này quả có tiến bộ rơ rệt.
Trong khi chú thiền
tọa trong nhà xí th́ ngoài trời mưa càng lúc càng dữ
dội. Những nơi đất thấp đều
bị nước ngập. Một hang rắn ở gần
nhà xí bị ngập nước, một con rắn đen
ở trong đó chui ra và ḅ dần vào nhà xí. Đó là loại
rắn độc nhiệt đới, cực ḱ nguy
hiểm. Tính mạng của chú đang bị đe dọa,
nhưng chú hoàn toàn không hay biết ǵ!
Đức Phật
đang tĩnh tọa trong tịnh thất, ngay lúc ấy
bỗng nhớ tới La Hầu La. Bằng thiên nhăn, Ngài
quán sát thấy được mối nguy hiểm của
chú đă gần kề, bèn tức khắc đến ngay
nhà xí ấy. Ngài đằng hắng một tiếng. Bên
trong có tiếng đằng hắng đáp lại. Phật
hỏi:
- Ai ở trong đó?
- Dạ, con là La
Hầu La.
- Con hăy ra ngay, ta có
chuyện cần nói!
La Hầu La đă
nhận ra, đúng là giọng nói của Phật. Thật là
ngoài sức tưởng của chú! Chú liền ra khỏi
nhà xí, và như quên hết mọi chuyện, chú bất giác
ôm chầm lấy Phật, nước mắt chảy
đầm đ́a ... Dù sao chú vẫn con bé bỏng, cho nên
đă không thể kềm chế t́nh cảm được
trong hoàn cảnh này. Phật hỏi chú v́ sao phải
ngồi trong nhà xí, chú đem mọi việc vừa qua tŕnh
lên cặn kẽ. Phật cho phép chú được về
tịnh thất của Ngài ở tạm qua đêm. Chú
vui mừng không kể xiết, như vừa từ
địa ngục bước lên thiên đường!
Những chú bé c̣n
nhỏ tuổi mà đă sớm từ bỏ gia đ́nh
để vào sống với tăng đoàn, đúng ra là
phải hưởng được sự chăm sóc chu
đáo của quí thầy; bởi vậy, Phật đă ra
huấn thị, cho phép các chú sa di từ nay được
ở chung pḥng với quí thầy trong hai đêm. Những
việc nhỏ như vậy đức Phật cũng
quan tâm đến, cho thấy t́nh thương của Ngài
đối với các chú sa di là như thế nào!
Xưa nay quí thầy
khi thu nạp đệ tử th́ phải chịu trách
nhiệm dạy dỗ đệ tử của ḿnh. Tôn
giả Xá Lợi Phất là thầy của La Hầu La, nhưng
v́ thường bận giúp Phật đi ra ngoài hoằng
hóa, nên tôn giả đă không thường xuyên chăm sóc
đến chú được. Từ khi sự việc trên
xảy ra, tôn giả đă cho chú luôn luôn theo ở bên
cạnh ḿnh.
7.-
ĐỨC NHẪN NHỤC:
Sau lần bị
Phật quở trách nặng nề về tội dối
gạt, và từ khi được luôn sống kề
cận bên thầy để được thường
xuyên dạy dỗ. La Hầu La đă tiến bộ rất
nhanh trong công phu tu tập. Bất cứ buổi pháp
thoại nào của Phật, tôn giả Xá Lợi Phất
cũng dẫn chú theo dự thính. Tôn giả thiền
tọa chỗ nào cũng có chú ngồi bên cạnh. Tôn
giả đi hoằng pháp nơi đâu cũng đem theo
chú theo để chú học tập những kinh nghiệm
độ sinh. Mỗi buổi sáng đi khất thực,
chú đều theo sau thầy ... Bởi vậy, thuở
ấy trong tăng đoàn đă có lời xưng tán
rằng, tôn giả Xá Lợi Phất là đức Phật
thứ hai, và là bậc ân sư tốt nhất của La
Hầu La!
Một hôm chú theo
thầy vào thành Vương Xá khất thực. Giữa
đường gặp phải một anh chàng du côn.
Hắn bỏ cát vào bát của tôn giả và dùng gậy
đánh lên đầu chú, gây thương tích, máu nhỏ
xuống áo từng giọt. Đă thế hắn c̣n
chửi:
- Mấy lăo sa môn kia
chỉ biết đi xin ăn để sinh sống,
miệng th́ nói toàn những từ bi, nhẫn nhục,
vậy ta đánh lỗ đầu chúng bây, để
thử coi chúng bây làm ǵ được ta!
Lúc này La Hầu La
đă mười bảy, mười tám tuổi. Ở cái
tuổi thanh niên ấy mà gặp những trường
hợp như thế này th́ không thể chịu được.
Sự căm giận của chú đă hiện rơ trên nét
mặt. Tôn giả thấy thế liền dạy rằng:
- La Hầu La! Đă
là học tṛ của Phật th́ ta phải học tập
đức tính nhẫn nhục, trong tâm không chứa nọc
độc của sân hận, và phải phát triển ḷng
từ bi, thương yêu tất cả chúng sinh. Phật
thường dạy chúng ta, lúc được ngợi khen
không sinh ḷng cao ngạo, khi bị nhục mạ không
để tâm oán hận. Do đó, con hăy giải tỏa ḷng
căm giận đi và tập nhẫn nhục. Này La
Hầu La, trên thế gian không có sức mạnh nào sánh
bằng sức mạnh của đức nhẫn nhục.
Bất kể lực lượng nào của cơi trời và
cơi người, đều không thể thắng nổi
người nhẫn nhục.
Vâng lời thầy
dạy, chú lặng lẽ tiến đến bờ hồ
gần đấy, khoác nước rửa sạch vết
thưong, rồi xé một miếng vải nhỏ đắp
lên. Tôn giả trông theo từng cử chỉ của chú mà
trong ḷng vừa thương xót vừa hoan hỉ.
La Hầu La đă
nhịn nhục được sự việc vừa qua và
tiếp tục theo thầy đi khất thực. Trên
đường về, chú đă tŕnh lên tôn giả vài ư
nghĩ của ḿnh:
- Sự việc không
hay vừa rồi, hiện giờ con không c̣n để tâm
đến nữa. Nhưng con nghĩ, trên thế gian này sao
có lắm kẻ ác, đi tới đâu cũng thấy toàn
việc đáng chán! Tuy nhiên, con không hận đời, mà
chỉ cảm thấy buồn khi nghĩ đến
những kẻ thiếu hiểu biết trên cơi đời
này sao mà quá nhiều! Đức Thế Tôn từng dạy
chúng ta hăy lấy t́nh thương rộng lớn mà
đối xử với người đời, nhưng
người đời lại cuồng si ngạo mạn
khi dễ chúng ta. Quí thầy tu tập hạnh nhẫn
nhục, tích tụ công đức cao dầy, nhưng
những kẻ mê muội lại khinh miệt quí thầy và
tôn kính những kẻ hung tàn độc ác. Những
điều giáo huấn của đức Thế Tôn
vừa là chân lí, vừa là t́nh thương, nhưng
người ta lại cho là hôi như xác chết; giống
như trời mưa xuống toàn nước mát ngọt mà
những con heo th́ không biết lầy dùng, lại cứ
thích ăn uống những đồ hôi hám và nằm ở
những chỗ dơ bẩn! Bởi thế, nếu
đem những lời dạy của đức Thế Tôn
về chân lí, về t́nh thương để nói cho
những kẻ hung ác và không có căn lành nghe, th́ chỉ là
vô ích, v́ sẽ chẳng có hiệu quả ǵ!
Đây là lần
đầu tiên La Hầu La tŕnh bày với tôn giả về
tư tưởng cũng như cái nh́n của chú
đối với cuộc đời. Tôn giả lắng
nghe và rất hoan hỉ. Về đến tu viện, tôn
giả lại đem những điều tŕnh bày của La
Hầu La thưa lên Phật, và Phật cũng rất vui.
Phật khen ngợi chú hôm nay đă có nhiều tiến
triển, có thái độ đúng đắn đối
với kẻ ác, có cái thấy đúng đắn
đối với cuộc đời. Rồi nhân đó ngài
dạy thêm chú:
- Người không
biết nhẫn nhục th́ không thể thấy
được sự hiệu dụng của Phật pháp.
Oán người giận đời là đi ngược
lại với giáo pháp và xa rời đoàn thể, quẩn
quanh trong ṿng khổ đau. Có nhẫn nhục mới có b́nh
an và tiêu trừ được tai họa. Người có trí
tuệ th́ thấy được mối nhân quả sâu xa,
do đó sẽ khắc phục được tâm sân
hận và triệt để thực hành hạnh nhẫn
nhục. Cái nh́n theo tinh thần Phật pháp khác xa với cái
nh́n của người thế tục. Những ǵ mà
người đời cho là quí báu th́ Phật pháp coi là
tầm thường; những điều Phật pháp
bảo là tốt, là đúng th́ người đời không
chịu thực hành theo. Trung và nịnh không dung nhau; kẻ
gian tà th́ không chịu được sự có mặt
của người chính trực; kẻ ác th́ không thích
đi cùng đường với người hiền;
người đầy ḷng tham dục th́ rất ghét nghe nói
đến hạnh vô dục. Trong t́nh huống hoàn toàn
đối nghịch nhau như vậy, người tu hành
chỉ nhẫn nhục là tốt nhất. Nhẫn nhục
là tàu bè trên biển cả, có thể cứu vớt mọi
tai nạn. Nhẫn nhục là thuốc hay, có thể cứu
sinh mạng người trong cơn nguy cấp. Nhẫn
nhục chính là tăng thượng duyên của
người hành đạo, khiến cho sớm chứng
quả giải thoát. Sở dĩ ngày nay ta thành chánh giác,
một ḿnh bước đi trong khắp ba cơi, nhận
được sự kính ngưỡng của cả
trời và người, là v́ tâm ta đă đủ sức
để an ổn. Cho nên con phải biết, đức
nhẫn nhục quí báu đối với người hành
đạo biết chừng nào!
8.-
CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ:
La Hầu La bị
người khác chiếm pḥng nhưng đă tự ư
nhượng bộ, giữa đường bị kẻ
côn đồ đánh cho lỗ đầu mà vẫn nhịn
nhục, công phu tu dưỡng của chú đến mức
đó th́ tiến tŕnh giác ngộ chắc không c̣n xa lắm.
La Hầu La thông minh,
lại rất tinh tấn trong việc tu tập. Năm hai
mươi tuổi, chú được Phật cho phép
thọ giới cụ túc. Chú sa di hay trêu chọc đùa nghịch
thuở trước, bây giờ đă trở thành một
vị t́ kheo trang nghiêm, đường bệ. Lúc c̣n bé th́
hoạt náo như thế đó, mà hôm nay xem cung cách của
thầy th́ như là một vị lăo thành cẩn trọng.
Những buổi hội họp đông người,
thầy ít khi tham dự; suốt ngày im ĺm, chỉ một
mực dụng công tu tập.
Nhưng dù dụng
công đến thế nào, thầy vẫn không khai ngộ
được. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ là
thầy vẫn chưa quên được cái xuất thân
cao quí của ḿnh. Dù sao th́ thầy cũng là con yêu của
Phật, cháu nội cưng quí của vua Tịnh Phạn.
Ngoại trừ những vị đệ tử
thượng thủ của Phật ra, phần lớn các
vị t́ kheo trong tăng đoàn đều kính trọng, ái
mộ, khen ngợi thầy. Trẻ tuổi mà thường
được tâng bốc th́ rất dễ bị
động tâm. Lời ngon tiếng ngọt thật đáng
sợ như ác quỉ, đă khiến cho La Hầu La, dù
tinh tấn rất nhiều, vẫn không chứng ngộ.
Thậm chí có một đại đức đă t́m cơ
hội hỏi đức Phật về vấn đề
chứng ngộ của thầy La Hầu La:
- Bạch Thế Tôn!
Đại đức La Hầu La nghiêm tŕ giới luật,
tinh tấn tu tập, một lỗi nhỏ cũng không
phạm, dốc ḷng cầu được khai ngộ,
nhưng v́ sao đại đức vẫn không đạt
được chí nguyện?
Đức Phật
trả lời một cách quả quyết:
- Nếu thật
sự giữ ǵn giới pháp, giữ tâm thanh tịnh,
giữ thân đoan chính, th́ nhất định các cặn bă
phiền năo phải bị tiêu trừ, và dần dần sẽ
chứng đạt quả vị giải thoát.
Phật không mấy
quan tâm đến việc chưa chứng ngộ của
đại đức La Hầu La, v́ Ngài tin tưởng
rằng, cái ngày trọng đại ấy chắc chắn
sẽ đến với đại đức.
Có lần đại
đức dường như đă chứng ngộ,
nhưng khi tŕnh lên Phật những kiến giải của
ḿnh. Phật bảo là đại đức vẫn chưa
thành công. Phật dạy đại đức hăy thường
thuyết giảng về giáo nghĩa “Thân người là
do năm uẩn tạm kết hợp mà có”; và hăy
thường xuyên quán chiếu các vấn đề như
ngă mạn, ngă, vô ngă, khổ, vui v.v...
Một buổi sáng
kia, đại đức theo Phật vào thành Xá Vệ
(Sravasti - Savatthi) du hóa. Phật dẫn đại
đức đi qua nhiều nơi, hết
đường lớn tới hẻm nhỏ, rồi
dạy:
- La Hầu La!
Thầy hăy quán chiếu để thấy rơ sắc là
vô thường; thọ, tưởng, hành, thức cũng
là vô thường; thân thể và tâm ư của mọi
người đều là vô thường; đến
cả vạn sự vạn vật đầy dẫy trong
thế gian kia, tất cả cũng đều là vô
thường. Đă thấy rơ lẽ vô thường
rồi th́ tâm ta sẽ không c̣n bị vướng mắc vào
đâu nữa.
Vừa nghe mấy
lời dạy giản dị của đức Phật,
tâm trí của đại đức bỗng bừng sáng ra!
Đại đức xin phép Phật một ḿnh trở
về tu viện trước, t́m nơi vắng vẻ,
ngồi xuống trong tư thế hoa sen, tập trung tâm ư
quán chiếu các nguyên lí sâu xa Phật vừa dạy.
Đại đức cũng vận dụng phép quán từ
bi để trừ khử tâm sân hận; vận dụng
phép quán bất tịnh để rửa sạch tâm tham
dục; vận dụng phép quán trí tuệ để chuyển
hóa tâm si mê; vận dụng phép quán đếm hơi thở
để ngưng tụ tâm loạn động; cứ
thế, đại đức đi sâu vào đại
định ... Cơ duyên đă đến lúc chín mùi,
đại đức hoát nhiên đại ngộ!
Phật vừa trở về
đến tu viện, liền đi ngay đến chỗ
đại đức đang ngồi thiền, khai thị
thêm:
- Hăy vận dụng tâm từ bi rộng lớn để
đối xử với mọi người và mọi loài.
Dùng tâm lượng bao la để có thể dung chứa
tất cả chúng sinh th́ tiêu trừ được mọi
phiền năo; dùng phép đếm hơi
thở để quán chiếu tâm ư th́ đạt
được đạo quả giải thoát.
Đại
đức từ từ đứng dậy, đảnh
lễ Phật, rồi thưa:
- Kính lạy Thế
Tôn! Tất cả mọi phiền năo nơi con bây giờ
đă dứt sạch; bây giờ con vừa tỏ ngộ!
Đức Phật
vô cùng hoan hỉ, liền khen ngợi:
- Trong tất cả
đệ tử của Như Lai, thầy là người
tu mật hạnh bậc nhất!
Sở dĩ gọi là
“mật hạnh” là v́ đối với ba ngàn oai nghi và tám
vạn tế hạnh của một vị t́ kheo, tôn
giả La Hầu La đều nắm vững và hành tŕ
nghiêm mật.
Nhớ lại
thuở ban đầu cậu bé La Hầu La chạy theo
Phật để xin tài sản, bây giờ đă chứng
ngộ, chẳng phải là Phật đă ban cho tôn giả
thứ pháp tài vô giá đó sao?!
9.-
CHẾ ĐỘ HIẾN CÚNG TỰ VIỆN:
Khi đă chúung
ngộ rồi, địa vị của tôn giả La
Hầu La trong tăng đoàn càng được đề
cao. Đối với tín đồ tại gia, tôn giả
cũng được đặc biệt kính mộ. Ai
cũng biết, trong chúng t́ kheo, tôn giả là người
được cúng dường nhiều nhất.
Xưa nay, việc
cúng dường vật chất càng dồi dào th́ việc tu
tập càng dễ bị chướng ngại. Nhưng
đối với tôn giả th́ không hề ǵ, v́ tôn giả
đă không c̣n bị lụy về vật chất nữa.
Bất cứ vật ǵ, nếu có hơn một cái th́ tôn
giả liền đem chia cho vị khác.
Một ngày nọ,
lúc Phật bố giáo tại một thôn trang gần thành Ca
T́ La, có một vị trưởng giả ngưỡng
mộ và phát tâm qui y theo Phật. Có lẽ v́ có duyên với
tôn giả La Hầu La, hoặc là v́ nặng t́nh địa
phương, ông đă phát tâm đặc biệt hộ pháp
cho tôn giả. Bất cứ tôn giả có nhu cầu ǵ, ông
đều chu cấp đầy đủ. Về sau ông
đă xây cất một ngôi chùa để hiến cúng cho tôn
giả cư trú. Vào thời buổi đó, số
lượng tăng chúng du phương hành hóa đă gia
tăng rất đông, nên ngôi chùa của tôn giả lúc nào
cũng có khách tăng ghé lại nghỉ chân. Vị
trưởng giả thấy thế th́ nghĩ
rằng, ngôi chùa là của ông hiến cúng, cho nên ông phải
đích thân tham dự vào việc quản trị chùa. Tôn
giả bèn đem việc ấy thỉnh ư Phật. Phật
dạy:
- Thầy La Hầu
La! Trong giáo pháp của Như Lai, hàng cư sĩ tại gia
không được quản lí bất cứ việc ǵ
thuộc phạm vi của chúng tăng. Dù chư thiện
tín có phát tâm hiến cúng tự viện th́ họ cũng
không thể nại lí do đó để can dự vào
việc quản trị tự viện. Thầy nên giảng
giải cho vị trưởng giả ấy biết,
đă hiến cúng vật ǵ cho ai rồi th́ không nên
nghĩ rằng vật đó vẫn c̣n là sở hữu
của ḿnh. Chùa là do chư tăng trú tŕ; c̣n chư thiện
tín th́ giữ vai tṛ hộ pháp.
Tôn giả y lời
Phật mà giảng giải lại cho vị trưởng
giả, nhưng v́ chưa thấm nhuần Phật pháp
lắm, ông vẫn một mực cố chấp, không buông
bỏ được ư niệm ḿnh vẫn là sở hữu
chủ của ngôi chùa. V́ vậy, cảm t́nh của ông
đối với tôn giả đă bị sứt mẻ.
Trước đây ông đă kính mộ tôn giả thật
nhiều, nhưng bây giờ ông lại thấy tôn giả
như cái đinh trước mắt. Rồi một hôm, tôn
giả có duyên sự phải sang thành Xá Vệ. Vị
trưởng giả lên chùa thấy vắng tôn giả, bèn
thừa cơ hội, đem ngôi chùa ấy cúng dường
cho một vị t́ kheo khác! Khi tôn giả trở về,
thấy sự việc đă như vậy, liền trở
lại ngay Xá Vệ để tŕnh cho Phật biết
sự t́nh. Phật nghĩ, người đă không thấm
nhuần Phật pháp th́ thật khó mà thực hành Phật
pháp một cách đúng đắn. Nhân sự việc này, Phật
dạy:
- Này quí thầy!
Từ nay, nếu có vị thí chủ nào đă hiến cúng
vật ǵ cho thầy này, rồi lấy lại vật
đó đem cúng dường cho thầy kia, th́ thầy kia
không nên nhận.
Không phải là
Phật đă thiên vị tôn giả La Hầu La mà ban hành
pháp chế, sự thực là v́ để tránh những
rắc rối về sau cho giáo đoàn. Nhưng rất
tiếc, phần nhiều những tranh chấp tài sản
trong nội bộ Phật Giáo ngày nay đều bắt
nguồn từ những nguyên nhân tương tự.
10.-
NHẬP NIẾT BÀN:
- La Hầu La không
phải là một nhân vật tiếng tăm lừng
lẫy trong tăng đoàn thuở đó như Xá Lợi
Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan. Tôn
giả chỉ chuyên tu mật hạnh, không bao giờ tranh
luận, suốt ngày kín tiếng lặng hơi, im ĺm tu
tập. Tôn giả bẩm tính nhu thuận, kiên cường,
nhưng trong nếp sống của một vị t́ kheo, tôn
giả đă không tỏ ra có ǵ là sôi nổi cả. Cho nên
chúng ta không lấy làm lạ rằng, trong kinh điển
không hề thấy ghi lại bất cứ một hoạt
động hoằng pháp hay một cuộc tranh luận
với ngoại đạo nào của tôn giả. Tôn giả
chỉ là người tinh nghiêm giữ ǵn oai nghi tế
hạnh; bởi vậy, đúng như Phật đă khen
ngợi, tôn giả là vị đứng đầu tăng
đoàn về tu mật hạnh.
Tôn giả nhập
diệt vào lúc nào? Trước hết, ngay như về ngày
sinh của tôn giả cũng đă có hai thuyết, một
cho rằng tôn giả ra đời năm Phật
mười chín tuổi; một cho rằng tôn giả ra
đời năm Phật hai mươi lăm tuổi. Cho
nên về niên đại nhập diệt, hiện cũng có
hai thuyết, một bản rằng tôn giả đă
nhập diệt trước Phật vài năm; một
bảo rằng trong giờ phút Phật nhập niết bàn,
tôn giả vẫn có mặt bên cạnh Phật.
Ấn Độ là
một quốc gia không chú trọng đến việc ghi
chép lại những sự thật lịch sử; c̣n Trung
Hoa th́ lại không ít những nhà dịch thuật giàu
tưởng tượng, hay khoa trương, phóng
đại. Những chi tiết không xác thật trong sự
tích của Phật và các vị đệ tử lớn
được ghi chép trong các kinh điển, cần
phải được nghiên cứu lại.
Dựa vào các
chứng cứ đáng tin cậy trong kinh điển th́ ni
sư Da Du Đà La (thân mẫu của tôn giả La Hầu
La) nhập diệt năm bảy mươi tám tuổi; c̣n
tôn giả th́ nhập diệt trước đó nữa.
Kinh chép, một buổi tối nọ, ni sư Da Du Đà La
đă quán niệm như sau: “... Các ni sư Kiều
Đàm Di, Liên Hoa Sắc (Utpalavarna - Uppadavanna) đều
đă nhập diệt; La Hầu La cũng đă nhập
diệt! Ta sinh cùng năm với đức Thế Tôn.
Năm nay ta đă bảy mươi tám tuổi rồi. Nghe
nói năm tám mươi tuổi đức Thế Tôn
sẽ nhập niết bàn. Ngày trước vốn có
nguyện cùng Người đồng sinh đồng
tử, nhưng ngày nay th́ giữa ta và Người chỉ
có t́nh đạo chứ đâu c̣n t́nh riêng. Cho nên, nếu
đợi cùng nhập diệt với Người th́
thật là bất kính. Vậy ta nên nhập diệt
trước Người th́ phải hơn!” Nghĩ
vậy, ni sư liền xin phép, và được Phật
chấp thuận. Đêm đó, ni sư nhập định
rồi nhập diệt ngay trong pḥng riêng.
Căn cứ vào
sự kiện trên, chúng ta biết tôn giả La Hầu La
đă nhập diệt trước cả cha mẹ, vào
khoảng trên dưới năm mươi, nhưng không quá
sáu mươi tuổi.
Dĩ nhiên, việc
nhập diệt sớm hay muộn của tôn giả không
phải là việc quan trọng, mà chính sự nghiệp giác
ngộ là mục đích tối hậu của người
tu hành. Tôn giả đă đạt được nó th́
sự nhập diệt chỉ là sự xả bỏ cái sắc
thân tạm bợ để an trú vĩnh viễn trong pháp
tánh thường hằng mà thôi.