Kinh Trung b

HT. Thích Minh Châu dịch


Phần XXX


 

142. KINH PHÂN BIỆT CÚNG DƯỜNG [^]

(Dakkhinavibhangasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú giữa ḍng họ Sakka (Thích-Ca), ở Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ), tại tinh xá Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên). Rồi Mahapajapati Gotami (Củ đàm Nữ Ma-ha-ba-ế xà-bà-đề), đem theo một cặp y mới, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahapajapati Gotami bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt đặc biệt cho Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn v́ ḷng từ mẫn hăy nhận lấy cho con.

Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Mahapajapati Gotami:

– Này Gotami, hăy cúng dường Tăng chúng. Bà cúng dường Tăng chúng, thời Ta sẽ được cung kính, và cả Tăng chúng cũng vậy.

Lần thứ hai, Mahapajapati Gotami bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt.. hăy nhận lấy cho con.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Mahapajapati Gotami:

Này Gotami, hăy cúng dường Tăng chúng.. cả Tăng chúng cũng vậy.

Lần thứ ba, Mahapajapati Gotami bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt ... hăy nhận lấy cho con.

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với Mahapajapati Gotami :

– Này Gotami, hăy cúng dường Tăng chúng... và cả tăng chúng cũng vậy.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

Thế Tôn hăy nhận cặp y mới cho Mahapajapati Gotami ! Bạch Thế Tôn, Mahapajapati Gotami đă giúp ích nhiều cho Thế Tôn, là thúc mẫu, là dưỡng mẫu, đă nuôi dưỡng Thế Tôn, đă cho Thế Tôn bú sữa, v́ rằng sau khi sanh thân mẫu của Thế Tôn mệnh chung, chính bà đă cho Thế Tôn bú sữa. Bạch Thế Tôn, và Thế Tôn cũng giúp ích nhiều cho Mahapajapati Gotami. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahapajapati Gotami đă quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahapajapati từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu đem lại. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahapajapati Gotami có đầy đủ ḷng tịnh tín bất động đối với đức Phật, đầy đủ ḷng tịnh tín bất động đối với Pháp, đầy đủ ḷng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, đầy đủ các giới luật làm bậc Thánh hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahapajapati Gotami không c̣n nghi ngờ đối với Khổ, không c̣n nghi ngờ đối với Khổ tập, không c̣n nghi ngờ đối với Khổ diệt, không c̣n nghi ngờ đối với con Đường đưa đến khổ diệt. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn cũng đă giúp ích nhiều cho Mahapajapati Gotami.

– Thật là như vậy, này Ananda ! Thật là như vậy, này Ananda ! Này Ananda, nếu do nhờ một người, mà một người khác được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời này Ananda, Ta nói rằng người này không có một đến ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nếu do nhờ một người mà một người khác từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu men, rượu nấu, thời này Ananda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh. Này Ananda, nếu do nhờ một người mà một người khác đầy đủ tịnh tín bất động đối với Phật... đối với Pháp.. đầy đủ các giới luật, thời này Ananda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia.. dược phẩm trị bệnh. Này Ananda, nếu do nhờ một người mà một người khác không có nghi ngờ đối với Khổ, không có nghi ngờ đối với Khổ tập, không có nghi ngờ đối với Khổ diệt, không có khi ngờ đối với con Đường đưa đến khổ diệt, thời này Ananda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.

Này Ananda, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người. Bố thí các đức Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, là cúng dường thứ nhất, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị Độc Giác Phật, là cúng dường thứ hai, phân loại theo hạng người. Bố thí các bậc A-la-hán, đệ tử Như Lai, là cúng dường thứ ba, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả A-la-hán là cúng dường thứ tư, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Bất lai, là cúng dường thứ năm, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Bất lai là cúng dường thứ sáu, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ bảy, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ tám, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ chín, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ mười, phân loại theo hạng người. Bố thí những vị ngoại học (bahiraka) đă ly tham trong các dục vọng là cúng dường thứ mười một, phân loại theo hạng người. Bố thí những phàm phu ǵn giữ giới luật là cúng dường thứ mười hai, phân loại theo hạng người. Bố thí những phàm phu theo ác giới là cúng dường thứ mười ba, phân loại theo hạng người được bố thí. Bố thí các loại bàng sanh là cúng dường thứ mười bốn, phân loại theo hạng người.

Tại đây, này Ananda, sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức. Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu ǵn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức. Sau khi bố thí cho các người ngoại học đă ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức. Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. C̣n nói ǵ đến những vị đă chứng quả Dự lưu ? C̣n nói ǵ đến những vị trên con đường chứng quả Nhất lai ? C̣n nói ǵ đến những vị đă chứng quả Nhất lai ? C̣n nói ǵ đến những vị trên con đường chứng quả Bất lai ? C̣n nói ǵ đến những vị đă chứng quả Bất lai ? C̣n nói ǵ đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán ? C̣n nói ǵ đến những vị đă chứng quả A-la-hán đệ tử Như Lai ? C̣n nói ǵ đến những vị Độc Giác Phật ? C̣n nói ǵ đến các Như Lai bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ?

Này Ananda, có bảy loại cúng dường cho Tăng chúng. Bố thí cho cả hai Tăng chúng với đức Phật là vị cầm đầu là cúng dường Tăng chúng thứ nhất. Bố thí cho cả hai Tăng chúng, sau khi đức Phật đă nhập diệt là cúng dường Tăng chúng thứ hai. Bố thí cho chúng Tỷ-kheo Tăng là cúng dường Tăng chúng thứ ba. Bố thí cho chúng Tỷ-kheo ni là cúng dường Tăng chúng thứ tư. Bố thí và nói rằng : "Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ năm. Bố thí và nói rằng : "Mong rằng chúng chỉ định cho tôi một số Tỷ-kheo như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ sáu. Bố thí và nói rằng : "Mong rằng chúng chỉ định cho một số Tỷ-kheo ni như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ bảy.

Nhưng này Ananda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạn chuyển tánh (gotrabhuno), ( ?) với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới. Nhưng này Ananda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ananda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện ǵ, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng.

Này Ananda, có bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường. Thế nào là bốn ? Này Ananda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận. Này Ananda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho. Này Ananda, có loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận. Này Ananda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.

Và này Ananda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận ? Ở đây, này Ananda, người cho giữ giới, theo thiện pháp, c̣n những người nhận theo ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này Ananda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận.

Và này Ananda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho ? Ở đây, này Ananda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, c̣n những người nhận giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ananda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho.

Và này Ananda, thế nào là loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận ? Ở đây, này Ananda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, và người nhận cũng theo ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này Ananda, là sự cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.

Và này Ananda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận ? Ở đây, này Ananda, người cho giữ giới, theo thiện pháp; và người nhận cũng giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ananda, là sự cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.

Này Ananda, như vậy là bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Đạo sư lại nói thêm:

Ai đầy đủ giới luật,

Bố thí cho ác giới;

Vật thí được đúng pháp,

Với tâm khéo hoan hỷ,

Với ḷng tin vững vàng

Vào quả lớn của nghiệp,

Sự cúng dường như vậy,

Thanh tịnh bởi người cho.

Ai không giữ giới luật,

Bố thí cho thiện giới;

Vật thí không đúng pháp,

Với tâm không hoan hỷ,

Không ḷng tin vững vàng,

Vào quả lớn của nghiệp,

Sự cúng dường như vậy,

Thanh tịnh bởi người nhận.

Ai không giữ giới luật,

Bố thí cho ác giới;

Vật thí không đúng pháp,

Với tâm không hoan hỷ,

Không ḷng tin vững vàng,

Vào quả lớn của nghiệp,

Sự cúng dường như vậy

Cả hai không thanh tịnh.

Ai đầy đủ giới luật,

Bố thí cho thiện giới;

Vật thí được đúng pháp,

Với tâm khéo hoan hỷ,

Với ḷng tin vững vàng

Vào quả lớn của nghiệp,

Ta nói bố thí ấy

Chắc chắn có quả lớn.

Ai xuất ly tham ái

Bố thí không tham ái,

Vật thí được đúng pháp.

Với tâm khéo hoan hỷ,

Với ḷng tin vững vàng,

Vào quả lớn của nghiệp,

Ta nói bố thí ấy

Là quảng đại tài thí.


143. KINH GIÁO GIỚI CẤP CÔ ĐỘC [^]

(Anathapindikovadasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana, (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Độc). Lúc bấy giờ, cư sĩ Cấp Độc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi cư sĩ Cấp Cô Độc gọi một người:

– Hăy đến đây, này Bạn. Hăy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch như sau : "Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Độc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Độc xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn". Rồi đi đến Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau : "Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Độc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Độc xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau : "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả Sariputta v́ ḷng từ mẫn, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Độc".

– Thưa vâng, Tôn giả.

Người ấy vâng đáp cư sĩ Cấp Cô Độc, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ chân Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn :

– Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Độc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Rồi người ấy đi đến Tôn giả Sariputta, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Sariputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sariputta:

– Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Độc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau : "Thưa Tôn giả, tốt lành thay, nếu Tôn giả Sariputta v́ ḷng từ mẫn đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Độc".

Tôn giả Sariputta im lặng nhận lời. Rồi Tôn giả Sariputta đắp y, cầm y bát, cùng với Tôn giả Ananda là thị giả, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Độc, sau khi đến liền ngồi lên chỗ đă soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Sariputta nói với cư sĩ Cấp Độc.

– Này Cư sĩ, ta mong rằng Ông có thể kham nhẫn; Ta mong rằng Ông có thể chịu đựng. Ta mong rằng khổ thọ được giảm thiểu, không gia tăng, sự giảm thiểu được rơ rệt, không có gia tăng.

– Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Sự khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rơ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, ví như một người lực sĩ chém đầu (một người khác) với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, những ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rơ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tṛn quanh đầu rồi xiết chặt; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, con cảm thấy bị đau đầu một cách kinh khủng. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rơ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt ḅ sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rơ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những thống khổ của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rơ rệt, không có giảm thiểu.

– Do vậy, này Cư sĩ hăy học tập như sau : " Tôi sẽ không chấp thủ con mắt, và tôi sẽ không có thức y cứ vào con mắt". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hăy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ tai, và tôi sẽ không có thức y cứ vào tai". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ mũi... y cứ vào mũi... hăy học tập như vậy. Do vậy.. không chấp thủ lưỡi... y cứ vào lưỡi.... hăy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ thân.. y cứ vào thân.. hăy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ ư... y cứ vào ư.. hăy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ sắc... y cứ vào sắc.. hăy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ tiếng.. y cứ vào tiếng... hăy học tập như vậy. Do vậy.. không chấp thủ hương... y cứ vào hương... hăy học tập như vậy. Do vậy.... không chấp thủ vị... y cứ vào vị... hăy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ xúc... y cứ vào xúc... hăy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hăy học tập như sau : "Tôi sẽ không chấp thủ pháp, và tôi sẽ không có thức y cứ vào pháp". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hăy học tập như sau : "Tôi sẽ không chấp thủ nhăn thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhăn thức". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy. "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ thức... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ thức... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt thức... Tôi sẽ không chấp thủ thân thức... Tôi sẽ không chấp thủ ư thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ư thức". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hăy học tập như sau : "Tôi sẽ không chấp thủ nhăn xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhăn xúc ". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy. "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thân xúc.. Tôi sẽ không chấp thủ ư xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ư xúc". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hăy học tập như sau : "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhăn xúc sanh khởi, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do nhăn xúc sanh khởi. Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhĩ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do tỷ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thiệt xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thân xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do ư xúc sanh khởi và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do ư xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hăy học tập như sau : "Tôi sẽ không chấp thủ địa giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào địa giới". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy. "Tôi sẽ không chấp thủ thủy giới.. Tôi sẽ không chấp thủ hỏa giới... Tôi sẽ không chấp thủ phong giới... Tôi sẽ không chấp thủ hư không giới... Tôi sẽ không chấp thủ thức giới và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Do vậy, này sĩ... "Tôi sẽ không chấp thủ sắc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào sắc". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy. "Tôi sẽ không chấp thủ thọ.. Tôi sẽ không chấp thủ tưởng... Tôi sẽ không chấp thủ hành... Tôi sẽ không chấp thủ thức và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Do vậy.... "Tôi sẽ không chấp thủ Hư không vô biên xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Hư không vô biên xứ". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ Thức vô biên xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Vô sở hữu xứ.. Tôi sẽ không chấp thủ Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hăy học tập như sau : "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới ở đây và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới ở đây". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới khác, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới khác". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hăy học tập như sau : "Tôi sẽ không chấp thủ những ǵ được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ư, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)". Này Cư sĩ, hăy học tập như vậy.

Khi nghe nói vậy, cư sĩ Cấp Độc khóc và chảy nước mắt. Rồi Tôn giả Ananda nói với cư sĩ Cấp Độc :

– Này Cư sĩ, Ông đang gượng lên mà sống, hay ch́m xuống (cơi chết) ?

– Thưa Tôn giả Ananda, con không gượng lên mà sống, con đang ch́m xuống cơi chết. Dầu cho bậc Đạo sư được con hầu hạ đă lâu và dầu các vị Tỷ-kheo, tu tập ư lực con chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.

– Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy không nói cho các hàng cư sĩ mặc áo trắng. Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy nói cho các hàng xuất gia.

– Vậy thưa Tôn giả Sariputta, hăy thuyết pháp như vậy cho hàng cư sĩ mặc áo trắng. Thưa Tôn giả Sariputta, có những Thiện gia nam tử sanh ra với cấu uế không nhiều, nếu không được nghe pháp, sẽ bị đọa lạc; nhưng họ không thể biết được (Chánh) pháp.

Rồi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda sau khi giảng dạy cho cư sĩ Cấp Độc với bài thuyết giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi cư sĩ Cấp Cô Độc, sau khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda ra đi không bao lâu, sau khi thân hoại mạng chung liền sanh lên cơi Tusita (Đâu-suất thiên). Rồi Thiên tử Cấp Cô Độc, khi đêm đă gần măn, sau khi chói sáng toàn cảnh Jetavana (Kỳ-đà-Lâm) với dung sắc thù thắng đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Đứng một bên, Thiên tử Cấp Cô Độc nói lên với Thế Tôn bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,

Tốt đẹp phước lành này,

Được chư Thiên, chúng Tăng,

Thường lui tới an trú,

Được Pháp Vương trú tŕ,

Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,

Giới, tối thượng sanh mạng,

Chính nhờ các pháp trên,

Khiến chúng sanh thanh tịnh,

Không phải do giai cấp,

Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,

Thấy rơ mục đích ḿnh,

Suy tư pháp chân chánh,

Được thanh tịnh ở đây.

Như Sariputta,

Về tuệ, giới, tịch tịnh,

Bất luận Tỷ-kheo nào,

Đă tới bờ bên kia,

Hăy đạt được tối thắng

Trong những pháp kể trên.

Thiên tử Cấp Độc nói như vậy. Bậc Đạo sư tán đồng. Rồi Thiên tử Cấp Độc suy nghĩ : "Bậc Đạo sư tán đồng ta, " sau khi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

Rồi Thế Tôn, khi đêm ấy đă măn, gọi các Tỷ-kheo :

– Này các Tỷ-kheo, đêm nay, một vị Thiên tử, khi đêm đă gần măn, chiếu sáng toàn cảnh Jetavana với dung sắc thù thắng đă đi đến Ta, sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên tử ấy nói lên với Ta bài kệ sau đây :

Rừng Jetavana

Tốt đẹp phước lành này

.... (như trên)...

Hăy đạt được tối thắng

Trong những pháp kể trên.

Nói vậy xong, này các Tỷ-kheo, vị Thiên tử ấy suy nghĩ : "Bậc Đạo sư tán đồng ta, " sau khi đảnh lễ thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn :

Bạch Thế Tôn, có phải vị ấy là Thiên tử Cấp Độc chăng ? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Độc có ḷng tịnh tín bất động đối với Tôn giả Sariputta.

– Lành thay, lành thay, Ananda ! Những ǵ có thể thành đạt được bởi suy tư đă được đạt đến, này Ananda. Chính Cấp Độc là vị Thiên tử ấy, không một ai khác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


144. KINH GIÁO GIỚI CHANNA [^]

(Channovadasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc-lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa). Lúc bấy giờ Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất), Tôn giả Mahacunda (Đại Chu-na) và Tôn giả Channa (Xiển-đà) cùng trú ở Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Tôn giả Channa bị bệnh, đau khổ, bị trọng bệnh. Rồi Tôn giả Sariputta, vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahacunda, sau khi đến, nói với Tôn giả Mahacunda :

– Chúng ta hăy đi, này Hiền giả Cunda, chúng ta hăy đi đến Tôn giả Channa để hỏi thăm bệnh trạng.

– Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Mahacunda vâng đáp Tôn giả Sariputta. Rồi Tôn giả Sariputta cùng với Tôn giả Mahacunda đi đến Tôn giả Channa; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Channa những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Channa:

Này Hiền giả Channa, mong rằng Hiền giả có thể kham nhẫn ! Mong rằng Hiền giả có thể chịu đựng ! Mong rằng khổ thọ được giảm thiểu không có gia tăng, và sự giảm thiểu được rơ rệt, không có gia tăng !

Thưa Hiền giả Sariputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Sự thống khổ của tôi gia tăng không có giảm thiểu, và sự gia tăng rơ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Hiền giả Sariputta, tôi sẽ đem dao (cho tôi). Tôi không c̣n muốn sống.

– Tôn giả Channa, chớ có đem lại con dao ! Tôn giả Channa, hăy tiếp tục sống ! Chúng tôi muốn Tôn giả Channa tiếp tục sống. Nếu Tôn giả Channa không có các món ăn tốt lành, tôi sẽ đi t́m các món ăn tốt lành cho Tôn giả Channa. Nếu Tôn giả Channa không có các dược phẩm tốt lành, tôi sẽ đi t́m các dược phẩm tốt lành cho Tôn giả Channa. Nếu Tôn giả Channa không có người thị giả thích đáng, tôi sẽ hầu hạ Tôn giả Channa. Tôn giả Channa chớ có đem lại con dao ! Tôn giả Channa hăy tiếp tục sống ! Chúng tôi muốn Tôn giả Channa tiếp tục sống.

Thưa Hiền giả Sariputta, không phải tôi không có các món ăn tốt lành, cũng không phải tôi không có các dược phẩm tốt lành. Cũng không phải tôi không có thị giả thích đáng. Thưa Hiền giả Sariputta, trong một thời gian dài, tôi đă hầu hạ bậc Đạo Sư, làm cho (bậc Đạo sư) được đẹp ḷng, không phải không được đẹp ḷng. Thưa Hiền giả Sariputta, thật là thích đáng cho người đệ tử hầu hạ bậc Đạo Sư, làm cho (bậc Đạo Sư) được đẹp ḷng, không phải không được đẹp ḷng. Tỷ-kheo Channa đem lại con dao không có phạm tội. Thưa Hiền giả Sariputta, hăy thọ tŕ như vậy !

– Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Channa về một vấn đề đặc biệt, nếu Tôn giả Channa cho chúng tôi được phép đặt câu hỏi.

– Hăy bỏ đi, Hiền giả Sariputta; sau khi nghe, tôi sẽ biết (nói như thế nào).

– Hiền giả Channa, Hiền giả có xem con mắt, nhăn thức và các pháp do mắt nhận thức là : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi ? " Hiền giả Channa, Hiền giả có xem tai, nhĩ thức.. Hiền giả Channa, Hiền giả có xem mũi, tỷ thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem lưỡi, thiệt thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem thân, thân thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem ư, ư thức và các pháp do ư nhận thức là : "Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này không phải tự ngă của tôi ?"

– Hiền giả Sariputta, tôi xem mắt, nhăn thức và các pháp do mắt nhận thức là : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngă của tôi". Hiền giả Sariputta, tôi xem tai, nhĩ thức.. Hiền giả Sariputta, tôi xem mũi, tỷ thức... Hiền giả Sariputta, tôi xem cái lưỡi, thiệt thức... Hiền giả Sariputta, tôi xem thân, thân thức.. Hiền giả Sariputta, tôi xem ư, ư thức, các pháp do ư nhận thức là : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngă của tôi".

– Này Hiền giả Channa, Hiền giả đă thấy cái ǵ, đă chứng tri cái ǵ trong mắt, trong nhăn thức, trong các pháp được mắt nhận thức mà Hiền giả xem mắt, nhăn thức và các pháp do mắt nhận thức là : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngă của tôi ?" Hiền giả Channa, Hiền giả đă thấy cái ǵ, đă chứng tri cái ǵ trong tai, trong nhĩ thức... trong mũi, trong tỷ thức... trong lưỡi, trong thiệt thức.. trong thân, trong thân thức... trong ư, trong ư thức, trong các pháp do ư nhận thức mà Hiền giả xem ư, ư thức và các pháp do ư nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tự ngă của tôi " ?

– Thưa Hiền giả Sariputta, chính v́ tôi thấy sự diệt (nirodha), chứng tri sự diệt trong mắt, trong nhăn thức, trong các pháp do mắt nhận thức, mà tôi xem mắt, nhăn thức, và các pháp do mắt nhận thức là : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngă của tôi". Thưa Hiền giả Sariputta, chính v́ tôi thấy sự diệt, chứng tri sự diệt trong tai, trong nhĩ thức... trong mũi, trong tỷ thức... trong lưỡi, trong thiệt thức... trong thân, trong thân thức... trong ư, trong ư thức, trong các pháp do ư nhận thức mà tôi xem ư, ư thức và các pháp do ư nhận thức là : "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngă của tôi".

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Mahacunda nói với Tôn giả Channa:

– Do vậy, này Hiền giả Channa, lời dạy này của Thế Tôn phải được thường trực tác ư : Ai có chấp trước là có dao động. Ai không chấp trước không có dao động. Không có dao động, thời có khinh an; có khinh an thời không có hy cầu (nati); không có hy cầu thời không có khứ lai; không có khứ lai thời không có tử sanh; không có tử sanh thời không có đời này, không có đời sau, không có giữa hai đời. Như vậy là sự đoạn tận đau khổ.

Rồi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Mahacunda sau khi giáo giới cho Tôn giả Channa, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Tôn giả Channa, sau khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Mahacunda ra đi không bao lâu, đem dao lại (cho ḿnh). Rồi Tôn giả Sariputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn :

Bạch Thế Tôn, Tôn giả Channa đă đem dao lại (cho ḿnh), sanh xứ của Tôn giả ấy là ǵ ? Đời sống tương lai là ǵ ?

Này Sariputta, có phải trước mặt Ông Tỷ-kheo Channa đă tuyên bố sự không phạm tội ?

– Bạch Thế Tôn, có một ngôi làng của ḍng họ Vajji (Bạt-kỳ) tên là Pubbajira). Tại đấy, có những gia đ́nh thân hữu, những gia đ́nh hộ tŕ Tôn giả Channa, những gia đ́nh cần được viếng thăm.

– Này Sariputta, có những gia đ́nh ấy là những gia đ́nh thân hữu, những gia đ́nh hộ tŕ Tỷ-kheo Channa, những gia đ́nh cần được viếng thăm. Này Sariputta, cho đến nay, Ta không nói rằng Tỷ-kheo Channa có phạm tội. Này Sariputta, ai quăng bỏ thân này, và chấp thủ thân khác, Ta nói rằng người ấy có phạm tội. Tỷ-kheo Channa không có (chấp thủ) như vậy. Tỷ-kheo Channa đem con dao lại (cho ḿnh), không có phạm tội.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sariputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


145. KINH GIÁO GIỚI PHÚ LÂU NA [^]

(Punnovadasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Độc). Rồi Tôn giả Punna (Phú-lâu-na), vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punna bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt cho con, để con có thể, sau khi nghe Thế Tôn, sống một ḿnh, nhàn tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

– Vậy này Punna, hăy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Punna vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :

– Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ư, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú, dục hỷ sanh; và này Punna, Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ. Này Punna, có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức; có những vị do lưỡi nhận thức; có những cảm xúc do thân nhận thức; có những pháp do ư nhận thức; khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ư liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ và an trú tham đắm, dục hỷ sanh; và này Punna. Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ.

Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, khả ư, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán thưởng, không chấp thủ và an trú, thời dục hỷ diệt. Này Punna, Ta nói rằng, tự sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ. Này Punna, có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức; có những vị do lưỡi nhận thức; có những cảm xúc do thân nhận thức; có những pháp do ư nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ư, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán thưởng, không chấp thủ và an trú, thời dục hỷ diệt. Này Punna, Ta nói rằng, từ sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ.

Này Punna, Ông sẽ sống ở quốc độ nào, nay Ông đă được Ta giáo giới với lời giáo giới vắn tắt ?

Bạch Thế Tôn, nay con đă được Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt, có một quốc độ tên là Sunaparanta (Tây Phương Du-na Quốc), con sẽ sống tại đấy.

– Này Punna, người nước Sunaparanta là hung bạo. Này Punna, người nước Sunaparanta là thô ác. Này Punna, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc Ông, nhục mạ Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ như thế nào ?

Bạch Thế Tôn, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc con, nhục mạ con, thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau : "Thật là hiền thiện, người nước Sunaparanta này ! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này ! V́ rằng họ không lấy tay đánh đập ta". Bạch Thế Tôn, tại đây con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thế, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

– Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ như thế nào ?

Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau : ""Thật là thiện, người nước Sunaparanta này ! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này ! V́ rằng họ không lấy các cục đất ném đánh ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy ! Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

– Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunapa ranta lấy các cục đất ném đánh Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ thế nào ?

Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy cục đất ném đánh con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau : "Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta ! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta ! V́ rằng họ không lấy gậy ném đánh ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

– Nhưng này Punna... lấy gậy đánh đập Ông... Ông nghĩ thế nào ?

– Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy gậy đánh đập con... "... V́ rằng họ không lấy đao đánh đập ta" ... Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

– Nhưng này Punna, ... lấy dao đánh đập Ông... Ông nghĩ thế nào ?

Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunapa ranta lấy dao đánh đập con.. " ... V́ rằng họ không lấy dao sắc bén đoạt hại mạng ta".... Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.

– Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao sắc bén đoạt hại mạng Ông... Ông nghĩ thế ?

– -Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunapa ranta sẽ lấy dao sắc bén đoạt hại mạng con; thời tại đấy con sẽ nghĩ như sau : "Có những đệ tử của Thế Tôn, ưu phiền và nhàm chán thân thể và sinh mạng đi t́m con dao (để tự sát). Nay ta khỏi cần đi t́m đă được con dao ấy". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.

– Lành thay, lành thay, này Punna ! Này Punna, Ông có thể sống trong nước Sunaparanta, khi Ông có được đầy đủ sự nhiếp phục và an tịnh này. Này Punna, Ông nay hăy làm những ǵ Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Tôn giả Punna, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, dọn dẹp sàng tọa, lấy y bát, rồi ra đi, đi đến nước Sunaparanta. Tiếp tục du hành, (Tôn giả Punna) đi đến nước Sunaparanta. Tại đây, Tôn giả Punna sống trong nước Sunaparanta. Rồi Tôn giả Punna nội trong mùa an cư mùa mưa ấy, nhiếp được khoảng năm trăm nam cư sĩ; cũng trong mùa an cư mùa mưa ấy, nhiếp độ khoảng năm trăm nữ cư sĩ; cũng trong mùa an cư mùa mưa ấy, chứng được Tam minh. Sau một thời gian, Tôn giả Punna mệnh chung.

Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :

Bạch Thế Tôn, Thiện nam tử Punna ấy, sau khi được Thế Tôn giáo giới với bài giáo giới vắn tắt đă mệnh chung. Sanh thú của vị ấy là ǵ ? Đời sau của vị ấy là thế nào ?

– Này các Tỷ-kheo, Thiện nam tử Punna là bậc Hiền trí. Vị ấy thực hành pháp và tùy pháp. Vị ấy không phiền nhiễu Ta với những câu hỏi về pháp. Này các Tỷ-kheo, Thiện nam tử Punna đă nhập Niết-bàn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


146. KINH GIÁO GIỚI NANDAKA [^]

(Nandakovadasuttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Độc). Rồi Mahapajapati Gotami cùng với khoảng năm trăm Tỷ-kheo-ni đi đến bên Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Mahapajapati Gotami bạch Thế Tôn :

Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hăy giáo giới cho Tỷ-kheo-ni ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hăy giảng dạy cho Tỷ-kheo-ni ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hăy thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni !

Lúc bấy giờ, các Thượng tọa (Trưởng lăo) Tỷ-kheo thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Nhưng Tôn giả Nandaka không muốn thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Ananda và nói :

Này Ananda, hôm nay đến phiên ai giáo giới Tỷ-kheo-ni ?

Bạch Thế Tôn, chính là phiên của Nandaka thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nandaka không muốn thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni.

Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Nandaka :

Này Nandaka, hăy giáo giới Tỷ-kheo-ni ! Này Nandaka, hăy giảng dạy Tỷ-kheo-ni ! Này Bà-la-môn, hăy thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni !

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Nandaka ấy vâng đáp Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Sau khi khất thực ở Savatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, không có người thứ hai cùng đi, đi đến Rajakarama (Vương Tự). Các Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Nandaka từ xa đi đến, sau khi thấy liền sửa soạn chỗ ngồi và sắp đặt nước rửa chân. Tôn giả Nandaka ngồi trên chỗ ngồi đă soạn sẵn; sau khi ngồi, liền rửa chân. Các Tỷ-kheo-ni ấy sau khi đảnh lễ Tôn giả Nandaka, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Nandaka nói với các Tỷ-kheo-ni đang ngồi một bên:

Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận thuyết bằng cách đặt câu hỏi. Ở đây, những ai biết, hăy trả lời : "Tôi biết". Những ai không biết, hăy trả lời : "Tôi không biết". Nếu có ai nghi ngờ hay nghi hoặc, ở đây, ta cần được hỏi như sau : "Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào ? Ư nghĩa việc này là ǵ ?"

Thưa Tôn giả, cho đến đây, chúng con rất hoan hỷ và thỏa măn với Tôn giả Nandaka, v́ rằng Tôn giả đă mời chúng con (hỏi).

Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào ? Mắt là thường hay vô thường ?

Thưa Tôn giả, vô thường.

– Cái ǵ vô thường, là khổ hay lạc ?

Thưa Tôn giả, là khổ.

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi xem cái ấy : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi". ?

– Thưa không vậy, Tôn giả.

Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào ? Tai là thường hay vô thường ?... Mũi là thường hay vô thường ?... Lưỡi là thường hay vô thường ?.. Thân là thường hay vô thường ?... Ư là thường hay vô thường ?

– Thưa Tôn giả, vô thường

– Cái ǵ vô thường, là khổ hay lạc ?

Thưa Tôn giả, là khổ.

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi quán cái ấy : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi". ?

– Thưa không vậy, Tôn giả. V́ sao vậy ? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đă khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng : "Sáu nội xứ này là vô thường".

– Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ ! Chính phải là như vậy, là cái nh́n như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào ? Sắc là thường hay vô thường ?

– Thưa Tôn giả, vô thường

– Cái ǵ vô thường là khổ hay lạc ?

Thưa Tôn giả, là khổ.

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi quán cái ấy : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi". ?

– Thưa không vậy, Tôn giả.

– Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào ? Tiếng là thường hay vô thường ? ... Hương là thường hay vô thường ?... Vị là thường hay vô thường ? .... Xúc là thường hay vô thường ? ... Pháp là thường hay vô thường ?

Thưa Tôn giả, vô thường.

– Cái ǵ vô thường là khổ hay lạc ?

Thưa Tôn giả, là khổ.

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi ?"

– Thưa không vậy, Tôn giả. V́ sao vậy ? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đă khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng : "Sáu ngoại xứ này là vô thường".

– Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ ! Chính phải là như vậy, là cái nh́n như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào ? Nhăn thức là thường hay vô thường ?

– Thưa Tôn giả, vô thường

– Cái ǵ vô thường là khổ hay lạc ?

Thưa Tôn giả, là khổ.

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi quán cái ấy : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi". ?

– Thưa không vậy, Tôn giả.

– Này các Hiền tỷ, nhĩ thức là thường hay vô thường ?

Thưa Tôn giả, vô thường.

– Tỷ thức là thường hay vô thường ?

Thưa Tôn giả, vô thường.

– Thân thức là thường hay vô thường ?

Thưa Tôn giả, vô thường.

– Ư thức là thường hay vô thường ?

Thưa Tôn giả, vô thường.

– Cái ǵ vô thường là khổ hay lạc ?

Thưa Tôn giả là khổ.

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi quán cái ấy : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi ?"

– Thưa không vậy, Tôn giả. V́ sao vậy ? Trước đây thưa Tôn giả, chúng con đă khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng : "Sáu thức thân này là vô thường".

– Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ ! Chính phải là như vậy, là cái nh́n như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, chư Hiền tỷ, một ngọn đèn dầu được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; ánh sáng là vô thường, chịu sự biến hoại. Chư Hiền tỷ, nếu có ai nói rằng : "Ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; nhưng ánh sáng ấy là thường c̣n, thường trú, thường hằng không chịu sự biến hoại",; chư Hiền tỷ, nói như vậy là có nói chân chánh không ?

– Thưa không vậy, Tôn giả. V́ sao vậy ? Thưa Tôn giả, ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc cũng là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa cũng là vô thường, chịu sự biến hoại. C̣n nói ǵ đến ánh sáng, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại !

– Như vậy là phải, này các Hiền tỷ ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu ngoại xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này, tôi có cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường c̣n, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không ?

– Thưa không, thưa Tôn giả. V́ sao vậy ? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thể này cũng biến diệt.

– Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ ! Chính phải là như vậy, là cái nh́n như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, có cây to lớn đứng thẳng, có lơi cây, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, với bóng cây vô thường, chịu sự biến hoại. Nếu có người nói như sau : "Có cây lớn đứng thẳng có lơi cây này, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, nhưng bóng mát của cây ấy là thường c̣n, thường trú, thường hằng, không chịu biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không ?

– Thưa không, thưa Tôn giả. V́ sao vậy ? Thưa Tôn giả, cây to lớn đứng thẳng có lơi cây này, có rễ vô thường, chịu sự biến hoại, có thân cây vô thường; chịu sự biến hoại, có cành lá vô thường, chịu sự biến hoại. C̣n nói ǵ đến bóng mát, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại !

– Như vậy là phải, này chư Hiền tỷ ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu nội xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này tôi cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường c̣n, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói chân chánh không ?

– Thưa không, thưa Tôn giả. V́ sao vậy ? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này, cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.

– Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ ! Chính phải là như vậy, là cái nh́n như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, một người đồ tể giết ḅ thiện xảo hay người đệ tử; sau khi giết con ḅ, cắt con ḅ với con dao sắc bén của người đồ tể giết ḅ, mà không hư hại phần thịt ở trong, không hư hại phần da ngoài, rồi với con dao sắc bén của người đồ tể giết ḅ, cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt mọi dây thịt phía trong; dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong; sau khi cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt và sau khi lột da ngoài, lại bao trùm con ḅ ấy với chính da ḅ ấy rồi nói : "Con ḅ này đă được dính liền với da này như trước"; này các Hiền tỷ, nói như vậy có nói một cách chơn chánh không ? "

– Thưa không, thưa Tôn giả. V́ sao vậy ? Dầu cho, thưa Tôn giả, người đồ tể giết ḅ thiện xảo ấy hay người đệ tử sau khi giết con ḅ.. (như trên)... lại bao trùm con ḅ ấy với chính da ḅ ấy lại có thể nói như sau : "Con ḅ này đă được dính liền với da này như trước, " dầu con ḅ này đă bị lột ra khỏi da ấy.

– Ta làm ví dụ này, này các Hiền tỷ, là để nêu rơ ư nghĩa. Ở đây, ư nghĩa này như sau : Chư Hiền tỷ, thịt ở trong là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Chư Hiền tỷ, da ở ngoài là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ, Chư Hiền tỷ, dây thịt phía trong, dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong là đồng nghĩa với dục hỷ và tham. Chư Hiền tỷ, con dao đồ tể giết ḅ sắc bén là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Với Thánh trí tuệ này cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt nội phiền năo, nội kiết sử, nội triền phược.

Chư Hiền tỷ, có bảy giác chi, do tu tập, làm cho sung măn bảy giác chi này, vị Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự ḿnh chứng tri ngay trong hiện tại với thượng trí; chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế nào là bảy ? Ở đây, chư Hiền tỷ, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Chư Hiền tỷ, bảy giác chi này, do tu tập, làm cho sung măn, Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, sau khi tự ḿnh chứng tri ngay trong hiện tại, với thượng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi giáo giới các Tỷ-kheo ni ấy với lời giáo giới, liền cho giải tán :

– Chư Hiền tỷ, hăy đi về, giờ đă đến rồi.

Rồi các Tỷ-kheo ni ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Nandaka dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Nandaka, thân phía hữu hướng về Tôn giả, rồi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang đứng một bên :

– Này các Tỷ-kheo-ni, hăy đi. Giờ đă đến rồi.

Rồi các Tỷ-kheo-ni ấy, sau khi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Rồi Thế Tôn, sau khi các Tỷ-kheo-ni ấy ra đi không bao lâu, gọi các vị Tỷ-kheo và nói :

– Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày mười bốn, quần chúng không có nghi ngờ hay nghi hoặc rằng mặt trăng là không tṛn hay mặt trăng là tṛn v́ khi ấy mặt trăng chưa tṛn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dầu cho các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài thuyết pháp của Nandaka, nhưng tâm trí của họ chưa được thỏa măn.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Nandaka :

– Vậy này Nandaka, ngày mai, Ông sẽ giáo giới cho các Tỷ-kheo-ni ấy với bài giáo giới.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Nandaka vâng đáp Thế Tôn.

Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi đêm ấy đă măn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi (Xá-vệ) để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Savatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, tự thân một ḿnh đi đến Rajarama. Các vị Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Nandaka từ xa đi lại; sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và sắp đặt nước rửa chân. Tôn giả Nandaka ngồi trên chỗ đă soạn sẵn; sau khi ngồi, liền rửa chân. Các vị Tỷ-kheo-ni ấy đảnh lễ Tôn giả Nandaka rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Nandaka nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang ngồi một bên:

Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận thuyết bằng cách đặt câu hỏi. Ở đây, những ai biết hăy trả lời : "Tôi biết". Những ai không biết, hăy trả lời "Tôi không biết". Nếu ai có nghi ngờ hay do dự, ở đây, ta cần được hỏi như sau : "Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào ? " Ư nghĩa việc này là ǵ ?"

Thưa Tôn giả, cho đến đây, chúng con rất hoan hỷ và thỏa măn với Tôn giả Nandaka, v́ rằng Tôn giả đă mời chúng con (hỏi) !

– Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào ? Mắt là thường hay vô thường ?

Thưa Tôn giả, vô thường.

– Những ǵ vô thường... (như trên.. trang 612 đến trang 620 của kinh này). Hăy đi, này các Tỷ-kheo-ni giờ đă đến rồi.

Thế Tôn, sau khi các Tỷ-kheo-ni ấy ra đi không bao lâu, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói :

– Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày rằm, quần chúng không có nghi ngờ hay phân vân rằng mặt trăng là không tṛn hay mặt trăng là tṛn, v́ khi ấy mặt trăng đă tṛn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài thuyết pháp của Tôn giả Anandaka, và tâm tư của họ được thỏa măn. Này các Tỷ-kheo, trong năm trăm Tỷ-kheo-ni ấy, Tỷ-kheo-ni cuối cùng chứng dược Dự lưu, không c̣n bị đọa lạc, và chắc chắn đạt đến chánh giác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


147. TIỂU KINH GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA [^]

(Cula Rahulovada suttam)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anathapindika. Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây : "Đă thuần thục là những pháp đă đưa đến giải thoát cho Rahula. Vậy Ta hăy huấn luyện Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc". Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Savatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rahula và nói :

– Này Rahula, hăy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Rahula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.

Lúc bấy giờ hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng : "Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".

Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andhavana và ngồi xuống trên chỗ đă soạn sẵn dưới một gốc cây. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Rahula đang ngồi một bên :

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào ? Con mắt là thường hay vô thường ?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

– Cái ǵ vô thường là khổ hay lạc ?

– Bạch Thế Tôn, là khổ

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi quán cái ấy : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi ?"

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn

·         Này Rahula. Ông nghĩ thế nào ? Sắc là thường hay vô thường ?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường

– Cái ǵ vô thường là khổ hay lạc ?

– Bạch Thế Tôn, là khổ.

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi quán cái ấy : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi ?"

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

– Này Rahula. Ông nghĩ thế nào ? Nhăn thức là thường hay vô thường ?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường

– Cái ǵ vô thường là khổ hay lạc ?

– Bạch Thế Tôn, là khổ.

– Cái ǵ vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lư chăng khi quán cái ấy : "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngă của tôi ?"

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn

– Này Rahula. Ông nghĩ thế nào ? Nhăn xúc là thường hay vô thường ?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

– ... (như trên)...

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào ? Do duyên nhăn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường ?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

– ... (như trên)...

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào ? Tai là thường hay vô thường ?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

– ... (như trên)...

– Mũi là thường hay vô thường ?... (như trên)... Lưỡi là thường hay vô thường ?... (như trên)... Thân là thường hay vô thường... (như trên)... Ư là thường hay vô thường ?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

– ... (như trên)...

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào ? Pháp là thường hay vô thường ?

-... (như trên)...

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào ? Ư thức là thường hay vô thường ?

– .... (như trên)...

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào ? Ư xúc là thường hay vô thường ?

– ... (như trên)...

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào ? Do duyên ư xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức các pháp (được khởi lên) ấy là thường hay vô thường ?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

– ... (như trên)...

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

– Này Rahula, do thấy vậy, vị Đa văn Thánh đệ tử yếm ly con mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhăn thức, yếm ly nhăn xúc, do duyên nhăn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly pháp (được khởi lên) ấy. Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng... yếm ly mũi, yếm ly các hương... yếm ly các hương... yếm ly lưỡi, yếm ly các vị... yếm ly thân, yếm ly các xúc, .. yếm ly ư, yếm ly các pháp, yếm ly ư thức, yếm ly ư xúc. Do duyên ư xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly các pháp (được khởi lên) ấy. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết : "Ta đă được giải thoát ". Và vị ấy biết : "Sanh đă tận, Phạm hạnh đă thành, các việc nên làm đă làm, không c̣n trở lui trạng thái này nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của Tôn giả Rahula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và đối với hàng ngàn chư Thiên ấy, được khởi lên pháp nhăn ly trần, vô cấu : "Phàm cái ǵ được khởi lên, tất cả đều bị diệt tận".