NIỀM MƠ ƯỚC CỦA MỘT TĂNG SĨ TRẺ TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Thích Thông

California ngày 19 tháng 06 năm 2009

 

Nói về hai chữ ước mơ, trong chúng ta, những tăng sĩ, ai ai cũng có niềm ước mơ. Có những ước mơ, chúng ta có thể thực hiện được, nhưng cũng có những ước mơ, chúng ta khó mà đạt được.  Lúc c̣n là một cậu bé, khi nh́n thấy h́nh bóng của Tăng già với chiếc y vàng đầy oai nghi và khả kính, chúng con đă từng có một ước mơ thật giản dị. Đó là làm sao chúng con có thể trở thành một người tăng sĩ oai nghi với ba y vàng và một bát? Với ước mơ ấy, chúng con đă thầm tưởng, khó có thể đạt được, nhưng cuối cùng chúng con vẫn thực hiện được điều đó theo như sở nguyện của ḿnh.

Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lư du

Kỳ nhi sanh tử sự

Giáo hóa độ xuân thu.

Tạm dịch:

Bát cơm xin ngàn nhà

Chân đi muôn dặm xa

Mắt xanh xem trần thế

Mây trắng hỏi đường qua.

 

Đặc biệt trong khóa An cư Kiết hạ năm 2009 nầy, chúng con được về đây cùng tu học với Tăng già. Chúng con cảm thấy niềm an lạc xuất hiện trong tâm trí của chúng con qua những buổi lễ tụng kinh và thiền hành…. Đặc biệt qua các lớp học Phật Pháp được Chư tôn Thiền đức giảng dạy, chúng con đă học rất nhiều từ những kinh nghiệm thực chứng mà các Ngài đă truyền đạt cho chúng con. Chúng con đă nhận ra rằng, dường như trong tận đáy ḷng của chúng con luôn có một động lực vô h́nh nào đó đang dâng trào .  Có phải chăng, động lực ấy xuất phát từ ḷng bi mẫn, bao dung và chở che từ Chư tôn Thiền đức và sự cảm thông, chia sẻ từ những huynh đệ đồng tu. Và chính nhờ động lực này đă xóa tan đi những vọng tưởng điên đảo, những ưu phiền, lo âu và những tư tưởng yếu đuối đang bao phủ trong tâm trí của chúng con từ bao lâu nay. Chúng con giống như thầy Sa di La hầu la thuở xưa, đă từng bị đức Phật la rày v́ khởi tâm sân khi bị bọn trẻ ném đá trong bát và trên đầu cùa Ngài. Đức Phật đă lấy câu chuyện về một đôi giày để dạy cho ngài La hầu la. Ngài đă ví đôi giày này như một hạnh nhẫn nhục mà một vị tăng sĩ trẻ cần phải có. Nhờ đôi giày nhẫn nhục này mà một vị tăng trẻ có thể xông bờ lướt bụi mà không đạp nhầm những gai góc và sỏi đá. Nói đúng hơn nhờ mang đôi giày nhẫn nhục này mà vị tăng sĩ sẽ không gặp một khó khăn hay chở ngại từ những thế lực hay những uy quyền nào của cuộc đời.

Tất cả những hàng Tôn túc của chúng con ở đây không có một vị nào mà không gặp sóng gió của cuộc đời, vậy mà các Ngài vẫn luôn coi thường những chuyện thị phi, hơn thua với một tâm trạng b́nh thản, ung dung và tự tại bằng những nụ cười bao dung và hồn nhiên. Giờ đây đối trước Đạo tràng trang nghiêm và thanh tịnh của Tăng già, chúng con dường như đang trở về với một Đại gia đ́nh mà nơi đó chan chứa một t́nh thương, một sự bao dung và ḥa hợp giữa thầy với tṛ, huynh với đệ. Chúng con đang được chở che bởi những tàng cây cổ thụ, thật là an lạc và ấm áp lắm thay! Giống như Thầy Sa di La hầu la thuở xưa trong thời đức Phật c̣n tại thế, câu nói đầu tiên của Ngài mà trong sử c̣n ghi lại; “Bạch Sa môn, nghe nói rằng, Ngài là Cha của con. Tuy con không biết người Cha của con ra sao? nhưng con chỉ  biết rằng, khi gần Ngài, con cảm thấy rất là mát mẽ. Giống như đang ở ngoài trời nắng, con chạy vào bóng cây và cảm thấy mát mẽ, cho nên con rất thích bóng mát của Ngài”. Cũng vậy, chúng con là những hàng tăng sĩ trẻ giống như ngài La hầu la thuở nào luôn luôn thích ẩn núp dưới bóng mát của Chư tôn Thiền đức và Tăng già mỗi khi gặp thời tiết hạn hán, nóng bức của ḍng đời nghiệt ngă, và tạo cho chúng con có thêm nội lực để dấn thân vào đời nhằm làm lợi lạc quần sanh.

Khi nói về hai chữ dấn thân, khiến cho chúng con bỗng nhớ lại từng lời dạy của Thầy con. Khi Ngài c̣n đang nằm trên giường bệnh và phải đối diện với thập tử nhất sanh, nhưng Ngài vẫn cố gượng để dạy cho chúng con từng lời; “Con hăy đi đi và đi thật xa, đi đến nơi nào mà chúng sanh cần con, để con có thể đem sự hiểu biết từ kiến thức tu học của con mà truyền đạt lại cho thế nhân, để tất cả mọi người có thể hiểu được lời Phật dạy mà hành tŕ. Con không nên ở gần bên Thầy mà bịn rịn, khóc lóc, thở than như một nhi nữ yếu đuối thường t́nh. Nếu muốn đền ơn đáp nghĩa cho Thầy Tổ, con không cần phải ở đây để hầu hạ và chăm sóc cho Thầy mà con phải đi đến xứ người mang hoài băo và chí nguyện của ḿnh nhằm dấn thân vào cuộc đời để tô điểm cho đời ngày một tươi đẹp hơn, đúng với danh nghĩa là sứ giả của Như Lai. Con phải làm theo những ǵ mà Thầy đă dặn con hôm nay”.  Sau khi dạy cho chúng con xong, Ngài xoay mặt về hướng khác và đưa tay ra hiệu cho chúng con ra đi. Và kể từ đó chúng con không c̣n gặp lại Thầy của chúng con nữa. Tuy Thầy của chúng con đă khuất bóng lâu rồi, nhưng âm vang của Người vẫn luôn tồn đọng trong tâm trí của chúng con, luôn nhắc nhở chúng con về chí nguyện của một người xuất gia; “Hành Như Lai xứ, tác Như Lai sự”. Chúng con luôn luôn tự nhắc ḿnh là phải cố gắng hạ quyết tâm phấn đấu trên bước đường tu học và hoằng pháp để không phụ công ơn của Thầy Tổ.

Với thời gian 10 ngày an cư, chúng con cảm thấy rất ngắn, không đủ thời gian cho chúng con học hỏi từ Chư tôn Thiền đức và quư huynh đệ ở đây. Chính v́ vậy mà chúng con phải cố gắng không dám bỏ phí một giây phút nào. Niềm mơ ước của chúng con là làm sao có được tâm an lạc và b́nh thản trong mọi thời, mọi lúc như những ngày được sống và tu học với Tăng già tại trường hạ này. Chính tâm an lạc và b́nh thản có thể giúp chúng con vượt qua tất cả những nghịch cảnh của cuộc đời mà chư Phật, chư Tổ và Chư tôn Thiền đức đă kinh qua. Có như thế chúng con mới có thể dấn thân vào cuộc đời này để làm công việc cứu đời và giúp đời. Trong mùa An cư Kiết hạ này, Chúng con luôn luôn tự hỏi chính ḿnh, là phải làm ǵ để mai sau có thể tiếp nối mạng mạch Phật Pháp tại hải ngoại mà Chư tôn Thiền đức sẽ giao phó cho hàng tăng trẻ chúng con?